Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Khắc phục tính dễ thỏa mãn ở trẻ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ch Minh Anh – mt ph huynh ( Biên Hòa, Đng Nai) chia s như sau: “Con tôi lên 10 tui, là đa tr chu khó, cn cù chăm ch t bé, tuy nhiên thi gian gn đây cháu có biu hin hay tha mãn dng li, công vic giao cho làm xong là mun x hơi hoc không mun làm vic khác mà cha m đnh hưng làm thêm”.

1.001 lý do tr d tha mãn dng li!

Lỗi tại người lớn: Một số cha mẹ hiện nay thường chú ý đến những thành tích đạt được của con mà lại không quan tâm nhiều đến việc giúp trẻ kích thích tính tích cực, chủ động phấn đấu để hoàn thành những công việc tiếp theo. Tâm lý của một số cha mẹ cho rằng, mỗi lần con đạt được thành tích thì nên biểu dương khen thưởng thậm chí cho con xả hơi thật thoải mái, đáp ứng mọi nhu cầu của con. Chính vì vậy, một số trẻ khi hoàn thành công việc thì chúng lại không hứng thú với việc khác mà chỉ muốn được xả stress hết cỡ. Bởi theo các em, khi cha mẹ giao việc dù việc nhỏ việc lớn như thế nào đi nữa cũng được phần thưởng xứng đáng và nhận thưởng là đương nhiên. Chính điều này làm thui chột sự tiến thủ của trẻ và làm mất hứng thú khi đến với công việc khác.

Rào cản sự phát triển: Có thể thấy rằng, từ chỗ bằng lòng với những gì đạt được, chỉ biết thỏa mãn dừng lại chính là thói quen xấu nếu không được kịp thời điều chỉnh, là rào cản để trẻ có thể phát huy được trong các tình huống cũng như đạt được kết quả tốt nhất. Sự thỏa mãn dừng lại sẽ kìm hãm sự năng động, sáng tạo của trẻ, làm cho trẻ thụ động, khó thích ứng được với các tình huống mới mẻ, bất ngờ. Khi các em đang học cấp 2 liên tục đạt được điểm 10 môn toán nếu người lớn thiếu kỹ năng kích thích sự phát triển trí tuệ của trẻ, giao cho trẻ những nội dung khó hơn thì dần dần các em cũng chỉ dừng lại ở mức độ hiện tại, khó tiến bộ. Chẳng hạn, nhiều học sinh học cấp 2 giỏi liên tục nhưng khi lên cấp 3 thì cầm chừng hoặc thành tích chỉ đạt mức trung bình.

Luôn tạo hứng thú cho trẻ: Khắc phục tư tưởng thỏa mãn dừng lại bằng cách hãy tạo cho các em hứng thú trước, trong và sau mỗi công việc cụ thể. Chẳng hạn, khi các em làm xong một việc nào đó thì tìm cách khéo léo kích thích các em lại muốn tìm tòi, khám phá những điều mới lạ hơn.

Cho con đưc th nghim nhng thành qu sau quá trình n lc

Đối với trẻ, việc học tập không phải lúc nào cũng thuận lợi, dễ dàng mà đôi lúc cũng phải trải qua những trở ngại, thách thức, vất vả. Nếu việc học cũng như các hoạt động khác của trẻ ngày nào cũng diễn ra một cách khô khan, tẻ nhạt thì trẻ nhanh chóng rơi vào trạng thái bị chán nản. Cha mẹ hãy tạo điều kiện cho trẻ được tận hưởng “quả ngọt” từ thành quả quá trình hoạt động của mình. Không cần phải quá cao siêu, xa vời, to tát. Có thể chỉ cần khi trẻ tìm được cách giải hay của bài toán nâng cao hay trẻ hoàn thành một bài văn đầy cảm xúc. Cha mẹ cũng nên kịp thời tặng trẻ những món quà khác nhau để khích lệ, động viên. Biểu dương trẻ đúng lúc, đúng nơi như là một động lực thúc đẩy trẻ tiếp tục phấn đấu để hoàn thiện mình hơn, không phụ lòng cha mẹ. Niềm vui khi nghiệm lại thành công, và nhất là khi được cha mẹ ghi nhận sẽ giúp trẻ hăng hái tích cực hơn để đạt được thành quả lớn hơn.

Cần giúp đỡ trẻ phấn đấu hơn nữa với những mục tiêu lớn hơn của cuộc đời. Không phải khi trẻ đã thật sự lớn khôn, cha mẹ mới bắt đầu khơi gợi ý chí quyết tâm của con. Khi trẻ chập chững bước đi, chúng leo từng bậc thang hết sức khó nhọc, nhưng một khi đạt được, ánh mắt chúng bừng sáng vì sung sướng, hạnh phúc. Khi con bạn bắt đầu viết được chữ cái đầu tiên, ánh mắt nó lấp lánh khi được bạn động viên, khích lệ. Trong việc học tập cũng vậy, cha mẹ hãy khéo léo chỉ cho trẻ thấy phía trước còn có những điều hấp dẫn, mới lạ chờ đón con khám phá, khuyến khích con vươn tới để chiếm lĩnh. Mỗi khi con học bài hay trước mỗi hoạt động của trẻ, cha mẹ nên cùng trẻ xác định một mục tiêu để trẻ quyết tâm phấn đấu. Cha mẹ không phó thác, khoán trắng hết cho nhà trường, mà đồng hành với trẻ cố gắng hơn nữa để hoàn thành mục tiêu đã đặt ra. Cha mẹ thống nhất rõ ràng với trẻ thời gian ngồi vào bàn học, thời gian hoàn thành bài tập và thời gian con được vui chơi, giải trí…

Lê Phm Phương Lan
(ging viên tâm lý – ĐH Nguyn Hu)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)