Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Khắc phục tình trạng dạy học theo lối đọc chép

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Các trường phải đảm bảo yêu cầu về thực hành, thí nghiệm, liên hệ thực tế trong dạy học. Ảnh: D. Bình
Ngày 21-1, tại Trường THPT Nguyễn Hiền, Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ tổ chức hội nghị sơ kết công tác chuyên môn học kỳ I năm học 2010-2011 bậc trung học (THCS, THPT). Theo đánh giá của Sở GD-ĐT, trong học kỳ I hầu hết các trường đã tổ chức giảng dạy nghiêm túc chương trình các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục theo đúng tiến độ. Các hoạt động chuyên môn diễn ra có nề nếp, nhiều tổ chuyên môn tiếp tục thống nhất bài soạn giảng theo chuẩn kiến thức – kỹ năng phù hợp với từng đối tượng học sinh; việc tổ chức kiểm tra, điểm số đảm bảo nghiêm túc, đúng qui chế. Nhiều trường tiếp tục tạo điều kiện giúp giáo viên thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, có sự chuẩn bị và đầu tư chu đáo cho từng bài giảng, các tiết thao giảng được chuẩn bị thiết thực, sinh động. Tuy nhiên vẫn còn mặt hạn chế, đó là một số trường chưa quan tâm đến chuyện học tập của học sinh, vẫn còn một bộ phận học sinh thiếu chăm chỉ trong học tập, nghỉ tiết, bỏ học nhiều, vi phạm nội quy, kết quả học tập giảm sút; hiện tượng học sinh tụ tập ngoài nhà trường, số vụ đánh nhau giảm nhiều so với những năm trước nhưng hậu quả nghiêm trọng.
Sở GD-ĐT TP.HCM lưu ý, trong học kỳ II, các trường phải tạo điều kiện và hỗ trợ giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Kiên quyết khắc phục dần tình trạng dạy học chủ yếu theo lối đọc chép (đảm bảo yêu cầu thực hành, thí nghiệm, liên hệ thực tế trong dạy học), nghiên cứu chọn lọc chuẩn kiến thức và kỹ năng chương trình trong giảng dạy và kiểm tra đánh giá, dạy học sát đối tượng, tăng cường dạy học cá thể. Xây dựng tốt mối quan hệ cộng tác giữa gia đình, nhà trường và xã hội, có biện pháp giúp đỡ số học sinh yếu về hạnh kiểm. Tăng cường hiệu quả công tác tư vấn học đường và giáo dục học sinh ý thức kỷ luật, ngăn chặn kịp thời một bộ phận học sinh có hành vi mâu thuẫn, đánh nhau.
Tăng cường việc rà soát, phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém nắm được trọng tâm bài học, quan tâm chất lượng học tập của học sinh ở lớp cuối cấp. Có biện pháp tích cực, hiệu quả đối với số học sinh nghỉ tiết, bỏ học. Đánh giá, xếp loại học sinh đúng thực chất.n
T.B

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)