Y tế - Văn hóaThư giãn

Khai mạc “Ngày hội văn hóa thể thao và du lịch đồng bào Chăm An Giang 2016”

Tạp Chí Giáo Dục

Tái hiện không gian văn hóa của người Chăm lên sân khấu

Đồng bào Chăm ở An Giang luôn có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của vùng đất Tây Nam Tổ quốc. Theo Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh An Giang, người Chăm ở An Giang hiện có trên 16.000 người, sống tập trung ở thị xã Tân Châu và 3 huyện An Phú, Châu Phú, Châu Thành. Ngoài ra, có một số cư ngụ ở thành phố Long Xuyên và Châu Đốc. Hiện nay, An Giang được biết đến như tỉnh duy nhất ở ĐBSCL có người Chăm sinh sống.

Năm nay, “Ngày hội văn hóa – thể thao và du lịch đồng bào Chăm – An Giang 2016” diễn ra tại Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện An Phú, tỉnh An Giang. Đêm khai mạc là một chương trình nghệ thuật đặc sắc được dàn dựng công phu do Tổng đạo diễn Đinh Trung Cẩn, đạo diễn dàn dựng Dương Thảo chỉ huy, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP.Cần Thơ thực hiện. Chương trình còn có sự cố vấn về nghệ thuật Chăm do NSND Đặng Hùng đảm trách và cố vấn ngôn ngữ Chăm do tiến sĩ Phú Văn Hẳn đảm nhận. Đêm khai mạc ngày 15-7-2016 được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV9, VTV5 – Đài Truyền hình Việt Nam, VOV1 – Hệ thời sự tổng hợp Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh – Truyền hình An Giang và Đài Phát thanh – Truyền hình một số tỉnh thành trong cả nước với sự tham dự đông đảo của các nghệ sĩ – ca sĩ – nhóm múa đến từ TP.HCM, nhiều tỉnh thành trong cả nước và tỉnh An Giang như: Nhóm nhạc Mắt Ngọc, nhóm Lạc Việt, nhóm múa Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen TP.HCM, nhóm múa Mặt Trời, nhóm múa Mai Trắng, nghệ nhân dân tộc Chăm’Hroi – Phú Yên, đoàn nghệ thuật dân tộc Chăm Ninh Thuận, đồng bào Chăm Islam – huyện An Phú – An Giang… Toàn bộ chương trình sẽ tái hiện lại những sinh hoạt hàng ngày, văn hóa và nền nghệ thuật Chăm qua những bài hát múa cổ truyền và hiện đại, góp phần khẳng định văn hóa Chăm thống nhất trong sự đa dạng của văn hóa Việt Nam, là tài sản vô giá cần được gìn giữ và phát huy…

T.Quyên

Bình luận (0)