Đài Phát thanh ABC (Úc) đưa tin về phát hiện mang tính đột phá trong lịch sử Đông Nam Á. Theo đó, nhóm chuyên gia khảo cổ Việt – Úc đã tìm thấy cái mà họ gọi là nhà vệ sinh đầu tiên ở miền nam Việt Nam.
Quang cảnh khu khai quật ở Rạch Núi. Ảnh: Asian Scientist. |
Địa điểm khai quật cách TP.HCM khoảng 30 km về phía nam, thuộc di tích khảo cổ học Rạch Núi, tỉnh Long An.
Đây là gò đất nhân tạo rộng khoảng một hécta, cao 5 m, xung quanh có rạch bao bọc.
Một trong các nhà khảo cổ học là tiến sĩ Marc Oxenham (Đại học Quốc gia Úc) cho hay, chất thải của người và chó được bảo quản trong tình trạng tốt tại Rạch Núi, cho phép các nhà nghiên cứu có cơ hội tìm hiểu về chế độ ăn uống của người thời xưa.
“Trong chất thải có lẫn xương động vật, xương cá, và chất rau cải”, tiến sĩ Oxenham chia sẻ với đài phát thanh ABC Úc.
Tiến sĩ Oxenham cho biết, nhóm của ông tin rằng, nhà vệ sinh này có niên đại hơn 3.500 năm tuổi, tức vào thời kỳ đồ đá mới.
“Chúng tôi cũng tìm thấy những cấu trúc vẫn còn nguyên vẹn, hoặc những cấu trúc nền tảng của các công trình được xây dựng cách đây từ 3.500 đến 4.000 năm”, theo tiến sĩ Oxenham.
Chuyên gia Úc thừa nhận, đây là phát hiện quan trọng nhất của nhóm trong bao lâu nay, và họ cần nhiều thời gian để lần theo dấu vết cũng như thói quen sinh hoạt của người thời xưa.
Theo Hạo Nhiên
Thanh Niên
Thanh Niên
Bình luận (0)