Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Khai thác du lịch đường thủy tất cả các tuyến sông Sài Gòn

Tạp Chí Giáo Dục

UBND TP.HCM va ban hành kế hoch phát trin sn phm du lch đưng thy TP.HCM giai đon 2023-2025. Kế hoch nhm hưng ti mc tiêu đến năm 2025, sn phm du lch đưng thy đưc khai thác trên tt c các tuyến sông Sài Gòn. Cùng vi thành ph, các doanh nghip du lch cũng thc hin nhng tour, tuyến hp dn phc v du khách.


Đua thuyn trên sông Sài Gòn to sc hút cho du lch đưng sông

Xây dng tour tuyến cht lưng

Ông Nguyễn Minh Mẫn (Giám đốc Truyền thông – Marketing TST Tourist) cho biết, trong tổng số trên 10 sản phẩm tour nội đô và liên tuyến quận huyện tại TP.HCM, TSTtourist hiện đang có các sản phẩm gắn với du lịch đường sông.

Theo đó, tour “Du thuyền ngắm hoàng hôn trên sông Sài Gòn” dành cho nhóm từ 20 khách, khởi hành theo yêu cầu. Tour “Trải nghiệm thành phố xanh Thủ Đức” bao gồm hành trình trong ngày và 2 ngày, gắn kết giữa việc tìm hiểu khám phá lịch sử trên sông Sài Gòn qua những câu chuyện lịch sử theo thời gian, cuộc sống sông nước trong quá khứ và những thay đổi trong hiện tại với những điểm đến mang giá trị tự nhiên, văn hóa, lối sống tại vùng đất Thủ Đức.

Đến với Gò Vấp, du khách sẽ được tìm về với những giá trị trong tín ngưỡng dân gian ở vùng đất này, những điểm đến có dấu ấn lịch sử từ trên 100 năm đến 300 năm trong tour “Trăm năm tìm lại dấu xưa”. Ngoài ra, du khách cũng có thể trải nghiệm du lịch đường sông ở cánh rừng khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.


Du khách tìm hiu chương trình du lch đưng sông

Theo ông Mẫn, du lịch sông nước là hướng tiếp cận mang giá trị văn hóa, khai thác được ưu thế tự nhiên và giá trị lịch sử của những dòng sông, con kênh (kể cả kênh tự nhiên, kênh đào). Đó cũng là nguyên liệu để tạo nên những sản phẩm thú vị, góp phần phát triển hệ thống hạ tầng giao thông thủy bộ kết hợp để đa dạng hóa sản phẩm du lịch thành phố. “Du lịch sẽ góp phần trong việc thay đổi hiện trạng, hồi sinh những dòng sông, con kênh đang bị ô nhiễm thành những sản phẩm du lịch thú vị mang nét đặc trưng, hiếm có. Từ đó từng bước góp phần giúp giao thương quốc tế”, ông Mẫn chia sẻ.

Muốn tạo nên thương hiệu du lịch sông nước Sài Gòn – TP.HCM thành công, ông Mẫn cho rằng, con đường phía trước còn nhiều việc phải làm. Trong đó ngành du lịch rất cần sự tham gia của các cấp gắn đầu tư với cải tạo, quy hoạch và phát triển các bến du thuyền, cầu tàu, các dịch vụ liên hoàn trên bến gắn kết các dịch vụ, tiện ích thành một chỉnh thể vừa mang lại giá trị kinh tế vừa nâng cao nhận thức cộng đồng để phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Tăng khách du lch đưng thy

UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đường thủy TP.HCM giai đoạn 2023-2025. Kế hoạch nhằm hướng tới mục tiêu, đến năm 2025, sản phẩm du lịch đường thủy được khai thác trên tất cả các tuyến sông Sài Gòn. Trong đó, số lượng khách du lịch đường thủy đến thành phố năm 2023 và 2024 đạt khoảng 500 ngàn lượt khách/năm. Doanh thu du lịch đường thủy năm 2023 và 2024 đạt 300 tỷ đồng/năm. Số lượng khách quốc tế đến bằng đường tàu biển đến thành phố trong năm 2023 và 2024 đạt khoảng 100 ngàn lượt khách và tăng khoảng 12% – 15% trong những năm tiếp theo. Doanh thu du lịch từ tàu biển năm 2023 và 2024 đạt 500 tỷ đồng/năm và tăng khoảng 12% trong những năm tiếp theo. Phấn đấu đến năm 2030, du lịch đường thủy trở thành một trong các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt của thành phố, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của thành phố. Tổng số phương tiện vận chuyển đường thủy phục vụ khách du lịch đến năm 2025 đạt 200 ca nô, 100 tàu, thuyền và du thuyền các loại.


Du khách tham quan chùa Miếu Ni gia sông ti Gò Vp

Về xây dựng chương trình du lịch mới trên tuyến: Điểm đầu là bến Bạch Đằng (Q.1)/bến Cầu Mống (Q.4) – Điểm cuối là bến Ngôi Sao Việt (Q.7); Tuyến du lịch đi Q.1, Q.4, Q.5, Q.6 và Q.8 (hướng tuyến từ bến Bạch Đằng/bến Cầu Mống – sông Sài Gòn – kênh Tẻ – kênh Bến Nghé – kênh Tàu Hủ đến bến Bình Đông hoặc tiếp tục theo kênh Đôi – đình Bình Đông – chợ đầu mối Bình Điền).

Cùng với đó, ngành du lịch TP.HCM tiếp tục phát huy sức hút của Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đối với khách du lịch quốc tế, phát triển các tour về nguồn, văn hóa lịch sử kết hợp thưởng ngoạn sông Sài Gòn, tham quan các làng nghề, nhà vườn, sinh thái… thu hút nhiều đối tượng khách nội địa.

Ngoài ra, trong giai đoạn 2024-2025, ngành du lịch phải lên kế hoạch xây dựng các tuyến chuyên đề nhằm đưa vào khai thác như: Chuyên đề lịch sử – về nguồn từ bến Bạch Đằng – đình Bình Nhan/đình Hanh Phú – Đền Bến Dược/Khu truyền thống cách mạng Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định; Chuyên đề văn hóa từ bến Bạch Đằng – chùa Kỳ Quang 2, tu viện Khánh Anh – (bến đò Thủ Dầu Một – chùa Bà Bình Dương) hoặc Miếu Nổi Phù Châu (Gò Vấp); Chuyên đề phát triển đô thị từ bến Bạch Đằng – cầu Ba Son – Landmark 81 – Khu đô thị Vạn Phúc… Tăng cường các dịch vụ du lịch ven sông; Đa dạng hóa các dịch vụ giải trí trên các phương tiện thủy…

Giang Khánh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)