Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Khám phá điểm du lịch hấp dẫn Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Tạp Chí Giáo Dục

Văn Miếu – Quc T Giám đưc xem là ngôi trưng đi hc đu tiên ca Vit Nam, cũng là nơi lưu gi nhng du n v văn hóa, lch s ca th đô nghìn năm văn hiến. Hin nay, khu di tích này tr thành đim đến du lch hp dn, thu hút du khách trong và ngoài nưc đến tham quan. Bên cnh đó, đây còn là nơi t chc các hot đng tôn vinh truyn thng tôn sư trng đo, th hin tinh thn hiếu hc ca hc sinh, sinh viên khp mi min đt nưc…

Biu tưng ca nn giáo dc Vit Nam thi phong kiến

Là một dấu tích văn hóa lịch sử của dân tộc, Văn Miếu – Quốc Tử Giám thật sự trở thành biểu tượng của nền giáo dục Việt Nam thời phong kiến. Đến nơi đây tham quan, chúng ta sẽ được thả hồn vào chiều sâu của lịch sử, để tìm lại những gì của quá khứ giàu tính nhân văn, để khám phá và tự hào về tinh thần hiếu học…

Năm Canh Tuất (1070) vua Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu để tôn vinh Khổng Tử và các môn đệ của ngài. Tuy vậy, ở nước ta việc lập Văn Miếu không chỉ dừng lại là nơi thờ cúng các vị tổ đạo Nho giáo như một số nước châu Á khác mà còn mang thêm chức năng giáo dục, trong “Đại Việt sử ký toàn thư” đã nêu rõ điều này: “Mùa thu tháng Tám, làm Văn Miếu đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng Thái tử đến đây học”.

Sáu năm sau (1076), Quốc Tử Giám chính thức được thành lập, đánh dấu một bước phát triển lớn của nền giáo dục nước ta. Đến năm 1253, dưới triều Trần Thánh Tông, Quốc Tử Giám được đổi thành Quốc học viện. Từ đây Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xem là ngôi trường đại học đầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt Nam.


Tác gi chnh lưu ni Khuê Văn Các

Văn Miếu –  Quốc Tử Giám là nơi đặt nền móng cho chế độ giáo dục, thi cử suốt thời kỳ phong kiến, nơi sản sinh hàng vạn nhân tài của đất nước, đồng thời là bộ mặt của tầng lớp nho sĩ – tượng trưng cho nền học vấn của chế độ phong kiến Việt Nam. 82 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu là những chứng tích hùng hồn nhất, những tư liệu cụ thể nhất về truyền thống văn hóa tốt đẹp này. Những tấm bia này được đặt trên lưng các con rùa đá, trên bia ghi thông tin của 82 thủ khoa trong nhiều triều đại của đất nước Việt Nam. Vào ngày 9-3-2010, 82 tấm bia đá này được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã vượt qua bao thăng trầm của lịch sử. Và giờ đây, hình ảnh ấy vẫn mãi mãi là sự đề cao của việc học, sự tôn vinh người thầy, coi trọng bậc hiền tài tạo nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trong đó, có người năm lần được ghi danh trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu là Thượng thư, Đông các Đại học sĩ Đỗ Nhuận.

Đỗ Nhuận sinh năm 1446, ở xã Kim Hoa, huyện Kim Hoa, Kinh Bắc (nay là thôn Bạch Đa, xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, Hà Nội). Năm 1466, ông thi đỗ tiến sĩ và làm quan dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497).

Năm 1471, ông được nhận chức Đông các Hiệu thư. Năm 1484, Đỗ Nhuận nhận chức Hàn lâm viện Thị độc kiêm Đông các Đại học sĩ.

Tiến sĩ Đỗ Nhuận đã để lại nhiều dấu ấn tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Năm 1484, vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám để tôn vinh sự học. Nhà vua giao Hàn lâm viện Thị độc kiêm Đông các Đại học sĩ Đỗ Nhuận cùng một số quan đồng triều như: Thân Nhân Trung, Đàm Văn Lễ, Đào Cử… chia nhau soạn văn bia tiến sĩ từ khoa thi năm Đại Bảo thứ 3 (1442) đến khoa thi Hồng Đức thứ 12 (1481). Thượng thư, Đông các Đại học sĩ Đỗ Nhuận được ghi danh trên năm tấm bia tiến sĩ của các khoa thi năm Mậu Thìn niên hiệu Thái Hòa thứ 6 (1448), với tư cách là người soạn văn bia; năm Bính Tuất niên hiệu Quang Thuận thứ 7 (1466), là người đỗ đạt và các năm 1475, 1481 và 1487, với vai trò là người “độc quyển” (chấm thi).

Nhng kinh nghim “b túi” khi tham quan

Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm ở quận Đống Đa – Hà Nội và ngay giữa 4 con phố chính là Tôn Đức Thắng, Văn Miếu, Quốc Tử Giám và Nguyễn Thái Học. Để đến được đây, du khách có thể lựa chọn một trong các loại phương tiện xe buýt. Ở Hà Nội có rất nhiều tuyến xe buýt có trạm dừng gần với Văn Miếu. Tùy theo nơi ở mà bạn có thể bắt các tuyến xe như: số 2 (Bác Cổ – Bến xe Yên Nghĩa), số 23 (tuyến vòng khép kín Nguyễn Công Trứ), số 32 (Bến xe Giáp Bát – Nhổn), số 38 (Nam Thăng Long – Mai Động) hoặc số 41 (Nghi Tàm – Bến xe Giáp Bát).


Văn Miếu – Quc T Giám là đim tham quan hp d th đô Hà Ni

Hoặc bạn có thể chọn xe buýt 2 tầng hoặc xe đạp theo tour: Xe buýt 2 tầng là một loại phương tiện khá mới mẻ tại Hà Nội, phù hợp cho các chuyến tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám và nhiều địa điểm khác ở thủ đô. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn tour du lịch nội thành bằng xe đạp của các đơn vị lữ hành để có trải nghiệm thú vị hơn.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám rộng khoảng 54.331m2, bao gồm nhiều công trình đa dạng như: Hồ Văn, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Vườn Giám, Khuê Văn Các… Ý nghĩa giáo dục và giá trị nhân văn trong Văn Miếu còn thể hiện rõ ở Khuê Văn Các, được xây dựng năm 1805 (thời Nguyễn). Khuê Văn Các là một lầu gác vuông xinh xắn, nhỏ gọn, kiến trúc giản dị nhưng tao nhã. Với mái cong, bốn cửa hình mặt trời quay ra bốn hướng, tượng trưng cho sao khuê và những tia sáng của sao khuê phát ra. Trên nóc lầu gác là đôi rồng chầu mặt nguyệt, tầng dưới là bốn trụ gạch. Phía sau là rừng cây già in bóng xuống giếng Thiên Quang, có tường hoa bao quanh.

Khi đến tham quan khu di tích này, du khách cần chấp hành quy định của ban quản lý, tôn trọng di tích, không xâm hại hiện vật hay cảnh quan. Không xoa đầu rùa, không ngồi lên bia tiến sĩ; Trang phục phù hợp, gọn gàng; Giữ trật tự, không nói chuyện to; Mỗi người chỉ thắp đúng một nén hương… Sau khi tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám, du khách có thể kết hợp khám phá thêm nhiều địa danh nổi tiếng ở gần khu di tích lịch sử này như: Cột cờ Hà Nội (1,1km), Hoàng Thành Thăng Long (1,2km), lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (1,6km), Bảo tàng Hồ Chí Minh (1,7km), di tích Nhà tù Hỏa Lò (1,9km)…

ThS. Nguyn Hiếu Tín

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)