Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Khán giả sẽ nhớ mãi “Vua nhạc sến” Vinh Sử!

Tạp Chí Giáo Dục

Du biết rng sinh lão bnh t, du biết nhc sĩ Vinh S khó có th chng chi ni vi căn bnh ung thư quái ác nhưng s ra đi đt ngt ca ông khiến tôi và tt c nhng ai yêu âm nhc ca ông đu không khi nghn ngào…


Nhc sĩ Vinh S trong chương trình Sol vàng ca VTV

Danh hiu “Vua nhc sến”

Nhạc sĩ Vinh Sử qua đời ngày 10-9-2022 tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP.HCM, hưởng thọ 79 tuổi. Ông được chẩn đoán ung thư đại tràng từ năm 2011. Những năm qua, nhạc sĩ phải liên tục nằm viện điều trị bệnh.

Trước khi trở thành nhà báo, tôi là fan hâm mộ các ca khúc do ông sáng tác như: Gõ cửa trái tim, Nhẫn cỏ cho em, Chuyến xe lam chiều, Nhành cây trứng cá, Người phu kéo mo cau, Làm dâu xứ lạ, Cầu tre kỷ niệm, Đêm lang thang, Mưa bụi, Vòng nhẫn cưới, Hai bàn tay trắng, Qua ngõ nhà em, Nối lại tình xưa… Năm 2000, khi về công tác tại Báo Giáo dục TP.HCM, tôi được sếp phân công đi phỏng vấn nhạc sĩ Vinh Sử cho chuyên mục “Thời đi học của người nổi tiếng”. Lần đầu tiên gặp, tôi “chào chú Vinh Sử” thì bị ông “mắng”: “Không có chú cháu gì hết, cứ gọi là anh. Nghệ sĩ không có tuổi”. Buổi trò chuyện hôm ấy diễn ra thật vui vẻ, gần gũi, trọn vẹn. Sau đó không lâu, khi tổ chức đêm nhạc “Những ca khúc đi cùng năm tháng”, ông đã chủ động mời tôi đến tham dự chương trình. Và giống như một cái duyên, thỉnh thoảng tôi cùng nhà văn Đoàn Thạch Biền, nhạc sĩ Thế Hiển ngồi uống cà phê hoặc lai rai với ông tại Hội Âm nhạc TP.HCM. Nhạc sĩ Vinh Sử sáng tác rất nhiều, ca khúc nào cũng được người yêu âm nhạc đón nhận lâu dài. Tuy nhiên, ông quan niệm: “Vị trí của mỗi nhạc sĩ trong lòng công chúng được đo bằng chất lượng các ca khúc của họ chứ không phải vì số lượng ca khúc”.


Nhc sĩ Vinh S và danh hiu “Vua nhc sến”

“Vua nhạc sến” Vinh Sử có nhiều bút danh như Bồng Nga Nữ, Chế Huyền Trân, Cô Phượng, Diễm Nhi, Đức Vượng, Hàn Ni, Linh Ngân… Các sáng tác của ông được hầu hết người yêu nhạc bình dân đón nhận vì những ca khúc gần gũi với cuộc sống đời thường. Nội dung ca khúc của nhạc sĩ Vinh Sử nói về những thân phận không may mắn, những mối tình trắc trở do không “môn đăng hộ đối” giữa một chàng trai nghèo và một cô gái giàu sang. Công chúng thích nghe nhạc của Vinh Sử vì họ thấy ở đó hình ảnh và tâm sự của chính mình.

“Nhạc tôi viết là dành cho những người nông dân, những người lao động. Tôi đã gửi hết toàn tâm toàn ý của mình vào đó và cũng nhận được sự hưởng ứng của đông đảo công chúng lao động nghèo”.

Với danh hiệu “Vua nhạc sến”, nhạc sĩ Vinh Sử không chỉ mang nhạc bolero đi sâu vào lòng công chúng mà ông còn là bậc thầy trong việc tạo nên tên tuổi hàng loạt ca sĩ hàng đầu làng nhạc Việt. Ông nói: “Dòng nhạc này vốn đã trữ tình, ngọt ngào nên dễ đi vào lòng người, đặc biệt là giới bình dân. Đỉnh cao của dòng nhạc này tại Việt Nam là vào những năm 1960-1970 với rất nhiều ca khúc được thu âm và phổ biến dưới dạng băng cassette cũng như đĩa nhựa. Đầu thế kỷ 21, dòng nhạc này hồi sinh khi hàng loạt các ca sĩ hải ngoại về nước. Bên cạnh đó, các ngôi sao trẻ như Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên, Đan Trường cũng chọn bolero để hát, để ra album. Đây cũng chính là cơ hội khiến bolero phá cách khi có chất của pop, của nhạc sàn, nhạc điện tử… khiến kéo khán giả trẻ lại gần”.

Người nhà của nhạc sĩ Vinh Sử cho biết, ông đã chuẩn bị sẵn mộ phần tại Hoa viên nghĩa trang Bình Dương từ vài năm trước. Ông còn dùng tiền của mình để đặt một tượng đồng với hình ảnh đang cầm đàn guitar. Đó là tâm nguyện ông đã hoàn thành trước khi qua đời.


Danh ca Giao Linh trình bày ca khúc “Vòng nhn cưi” ca nhc sĩ Vinh S

Ngoài ra, trước khi mất, nhạc sĩ Vinh Sử còn muốn lập một quỹ từ thiện mang tên mình, dùng tiền tác quyền của ông để hỗ trợ cho những nhạc sĩ nghèo, những tài năng âm nhạc chưa có điều kiện phát triển.

Chuyn chưa k phía sau nhng ca khúc ni tiếng

Nhạc sĩ Nguyễn Quang Long, người bạn thân của nhạc sĩ Vinh Sử bật mí: “Ca khúc “Vòng nhẫn cưới” Vinh Sử sáng tác khi đã trưởng thành. Anh yêu một nàng, nàng cũng yêu anh. Nhưng sau lại có chàng trai con nhà giàu tới hỏi cưới, gia đình bắt buộc nàng phải ưng. Ngày hôn lễ họ trao nhau vòng nhẫn cưới lớn thật lớn, đeo vào tay nhau. Anh cũng được mời tới dự đứng nhìn quá đau khổ mà chẳng biết phải làm gì, nên lại viết thành bài “Vòng nhẫn cưới” để khóc thương cuộc tình dang dở…

Nhạc sĩ Vinh Sử kể về ca khúc “Giết người anh yêu” như sau: “Ngày xưa tôi yêu cô đó, mà cô ấy tàn nhẫn với tôi quá. Tôi tha thiết lắm, cô cần gì tôi cũng giúp đỡ, cũng lo hết. Cuối cùng hóa ra cô chỉ lợi dụng mình thôi. Tôi phát hiện ra cô yêu một người con trai nhà giàu, có xe hơi nhà lầu. Tức quá, tôi có cái ý nghĩ rồ dại ấy… Nhưng bạn tôi khuyên, thôi đừng có vậy, kiếm người khác yêu, có khi với người khác lại may mắn hơn. Tôi thấy người bạn mình nói có lý nên nguôi dần. Đau khổ nên tôi mới viết bài “Giết người anh yêu”…”.

Danh ca Giao Linh đau xót khi đng nghip ra đi trên giưng bnh. “Tôi tng th hin rt nhiu ca khúc ca Vinh S như Chuyến xe lam chiu, Nhành cây trng cá, Ngưi phu kéo mo cau, Làm dâu x l, Vòng nhn cưi… Tôi cm ơn anh y đã góp phn đưa tiếng ca ca tôi đi vào lòng ngưi nghe nhc vi nhng bài hát giàu cht t s, ca t gn gũi đi thưng, d nghe d thuc…”.

Ông cũng từng kể về nguồn gốc sáng tác bài “Gõ cửa trái tim”. Lúc đó, ông thầm yêu cô gái xinh đẹp giàu có nhưng ông tự thấy mình nghèo, xấu. Bạn bè trêu chọc rằng ông nhát gan không dám bày tỏ. Xấu hổ, ông về nhà viết nên ca khúc sau này được nhiều ca sĩ tên tuổi như Quang Lê, Lệ Quyên… thể hiện. Nhạc phẩm “Nhành cây trứng cá” lấy cảm hứng từ việc nhạc sĩ thương mến cô gái thích ăn trái trứng cá. Chiều sở thích của người yêu, nhạc sĩ thường canh lúc mẹ cô đi vắng để trèo lên cây hái xuống cho người yêu ăn…

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng chia sẻ: “Chú Vinh Sử rất gần gũi và anh chị em ca sĩ nào cũng quý mến và kính trọng chú. Những ca khúc của chú luôn dung dị và đã đi vào đời sống tinh thần của nhiều thế hệ người Việt. Tôi xin chia buồn sâu sắc cùng gia đình của chú cũng như khán giả của chú”.

Nhạc sĩ Vinh Sử đã ra đi nhưng tôi luôn tin rằng, cho dù có đi qua bao nhiêu năm nữa, mỗi lần nghe các ca khúc do ông sáng tác, khán giả sẽ nhớ về ông với những tình cảm trân trọng nhất. Khán giả luôn cảm nhận được ngòi bút tuyệt vời trong các tác phẩm mà ông đã để lại cho nền âm nhạc Việt Nam.

Vĩnh biệt ông, người nhạc sĩ tài hoa!

Khôi Nguyên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)