Thường bị coi là bệnh vặt khi thời tiết thay đổi nhưng thực chất, khàn tiếng còn là dấu hiệu của nhiều bệnh chứng nguy hiểm.
Chị Phạm Thanh H., giảng viên của một trường ĐH ở Hà Nội, cho biết với chị, khàn tiếng xảy ra như cơm bữa bởi nghề nghiệp hay phải nói và vì hay dị ứng khi thời tiết thay đổi. Bình thường, chỉ với vài vỉ thuốc kháng sinh là bệnh đỡ nhưng vừa qua, chị bị mất tiếng cả tháng, ăn uống khó khăn, thay đủ các loại thuốc mà bệnh không lành. Các bác sĩ ở Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, sau khi làm các xét nghiệm, đã phát hiện chị H. có khối u ở thanh quản, nguy cơ mất giọng nói do phải cắt bỏ thanh quản.
Một trường hợp điều trị ung thư thanh quản tại Bệnh viện Hồng Hà (Hà Nội)
Cảnh giác khi khàn kéo dài
PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Hồng Hà (Hà Nội), cho biết hầu hết bệnh nhân bị bệnh ở thanh quản đều có tiền sử viêm xoang. Hơn nữa, thanh quản là nơi dễ bị bệnh khi nghề nghiệp phải nói nhiều (nhất là ca sĩ, giáo viên, người bán hàng), khiến các sợi dây li ti của cơ đứt tạo thành các hạt sùi dây thanh hoặc các chất dịch tiết do viêm mũi, viêm xoang… chảy xuống họng, bám vào dây thanh gây viêm, sùi.
Bình thường, nếu được điều trị kịp thời thì bệnh nhân khỏi bệnh sau 5-10 ngày. Nếu không được điều trị sớm, viêm nhiễm phát triển, biến thành u. Biểu hiện của bệnh là khàn tiếng ngày càng tăng và dẫn đến phát âm khó khăn, khàn đặc, mất tiếng, khó thở tăng dần kèm theo ho kích thích, ho ra đờm có mùi hôi. Đến giai đoạn muộn thì xuất hiện ho khạc đờm nhầy lẫn máu, đau vùng cổ, nuốt khó và sặc thức ăn, xuất tiết vào đường thở gây ho sặc sụa.
Theo BS Nguyễn Quốc Bảo, Khoa Ngoại đầu cổ Bệnh viện K (Hà Nội), nếu tiếng nói bị khàn sau một đợt cảm cúm kèm theo sốt, ho, có cảm giác vướng, rát sâu trong cổ họng thì không đáng ngại, vì đó chỉ là biểu hiện viêm thanh quản cấp. Tuy nhiên, nếu khàn tiếng kéo dài trên 3 tuần thì cần phải đi khám chuyên khoa tai mũi họng. Bởi khi đó có thể người bệnh đã bị sưng huyết, viêm nhiễm, thậm chí là đã ung thư thanh quản.
Cần phát hiện sớm
Khàn tiếng trong ung thư thanh quản xuất hiện khá sớm, lúc đầu khi còn nhẹ thì chỉ giống như khàn giọng khi bị cúm; tình trạng khàn giọng ngày càng tăng, các thuốc điều trị viêm thanh quản ít có tác dụng. Giai đoạn sau, tiếng nói trở nên thô ráp, khàn đặc, mất hết âm sắc, khó nói, nói đau, đấy là lúc khối u ở thanh quản đã tiến triển.
TS Dinh lưu ý gần đây số người bị khàn tiếng do ung thư thanh quản ngày càng trẻ hóa. Điều đáng ngại nữa là phần lớn bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn muộn, khối u lan rộng toàn bộ thanh quản hoặc đã ra ngoài vùng thanh quản. Nhiều trường hợp phải cắt bỏ thanh quản và mất đi bộ phận phát âm, trở nên tàn tật về giọng nói. Hơn nữa, nếu ung thư thanh quản không được điều trị, bệnh nhân thường chỉ sống thêm được 1- 2 năm.
Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo mọi người không nên chủ quan khi gặp những biểu hiện tưởng thông thường như ngạt mũi, sổ mũi, khàn tiếng… mà nên đi khám để sớm phát hiện bệnh, điều trị kịp thời. Khi bị khàn tiếng, người bệnh không nên gắng sức để nói vì sẽ làm cho các dây thanh khép kín, không bảo vệ được các cơ quan bên dưới dẫn tới viêm phế quản, viêm phổi…
PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Hồng Hà (Hà Nội), cho biết hầu hết bệnh nhân bị bệnh ở thanh quản đều có tiền sử viêm xoang. Hơn nữa, thanh quản là nơi dễ bị bệnh khi nghề nghiệp phải nói nhiều (nhất là ca sĩ, giáo viên, người bán hàng), khiến các sợi dây li ti của cơ đứt tạo thành các hạt sùi dây thanh hoặc các chất dịch tiết do viêm mũi, viêm xoang… chảy xuống họng, bám vào dây thanh gây viêm, sùi.
Bình thường, nếu được điều trị kịp thời thì bệnh nhân khỏi bệnh sau 5-10 ngày. Nếu không được điều trị sớm, viêm nhiễm phát triển, biến thành u. Biểu hiện của bệnh là khàn tiếng ngày càng tăng và dẫn đến phát âm khó khăn, khàn đặc, mất tiếng, khó thở tăng dần kèm theo ho kích thích, ho ra đờm có mùi hôi. Đến giai đoạn muộn thì xuất hiện ho khạc đờm nhầy lẫn máu, đau vùng cổ, nuốt khó và sặc thức ăn, xuất tiết vào đường thở gây ho sặc sụa.
Theo BS Nguyễn Quốc Bảo, Khoa Ngoại đầu cổ Bệnh viện K (Hà Nội), nếu tiếng nói bị khàn sau một đợt cảm cúm kèm theo sốt, ho, có cảm giác vướng, rát sâu trong cổ họng thì không đáng ngại, vì đó chỉ là biểu hiện viêm thanh quản cấp. Tuy nhiên, nếu khàn tiếng kéo dài trên 3 tuần thì cần phải đi khám chuyên khoa tai mũi họng. Bởi khi đó có thể người bệnh đã bị sưng huyết, viêm nhiễm, thậm chí là đã ung thư thanh quản.
Cần phát hiện sớm
Khàn tiếng trong ung thư thanh quản xuất hiện khá sớm, lúc đầu khi còn nhẹ thì chỉ giống như khàn giọng khi bị cúm; tình trạng khàn giọng ngày càng tăng, các thuốc điều trị viêm thanh quản ít có tác dụng. Giai đoạn sau, tiếng nói trở nên thô ráp, khàn đặc, mất hết âm sắc, khó nói, nói đau, đấy là lúc khối u ở thanh quản đã tiến triển.
TS Dinh lưu ý gần đây số người bị khàn tiếng do ung thư thanh quản ngày càng trẻ hóa. Điều đáng ngại nữa là phần lớn bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn muộn, khối u lan rộng toàn bộ thanh quản hoặc đã ra ngoài vùng thanh quản. Nhiều trường hợp phải cắt bỏ thanh quản và mất đi bộ phận phát âm, trở nên tàn tật về giọng nói. Hơn nữa, nếu ung thư thanh quản không được điều trị, bệnh nhân thường chỉ sống thêm được 1- 2 năm.
Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo mọi người không nên chủ quan khi gặp những biểu hiện tưởng thông thường như ngạt mũi, sổ mũi, khàn tiếng… mà nên đi khám để sớm phát hiện bệnh, điều trị kịp thời. Khi bị khàn tiếng, người bệnh không nên gắng sức để nói vì sẽ làm cho các dây thanh khép kín, không bảo vệ được các cơ quan bên dưới dẫn tới viêm phế quản, viêm phổi…
PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh cho biết hiện ung thư thanh quản chiếm khoảng 2% tổng số các loại ung thư. Chủ yếu hay gặp ở nam giới, chiếm trên 90%, hay gặp ở độ tuổi từ 50-70 (72%). Nam giới từ 40 tuổi trở lên, nếu khàn tiếng kéo dài trên 3 tuần thì rất cần đi khám chuyên khoa. |
Theo Người Lao Động
Bình luận (0)