Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Kháng sinh trong thịt rất hại cho sức khỏe

Tạp Chí Giáo Dục

(NLĐO) – Ngày 11-8, Chi cục Thú y TP HCM xác nhận đã phát hiện hơn 43% mẫu thịt heo có tồn dư kháng sinh Sulfadimidin vượt giới hạn cho phép.
Trước đó, chi cục đã tiến hành lấy 60 mẫu (30 mẫu thịt heo và 30 mẫu thịt gà) phân tích các chất tồn dư tăng trọng (Ractopamin) và kháng sinh (Chloramphenicol, Sulfadimidin, Tetracycline, Tylosin, Colistin) nhằm giám sát nguồn gia súc, gia cầm đưa vào các cơ sở giết mổ trên địa bàn TP tiêu thụ.Quá trình phân tích các chất nêu trên đều cho kết quả âm tính, riêng có kháng sinh Sulfadimindin vượt ngưỡng 100 ppb theo Thông tư 24/2013/TT – BYT qui định. Cụ thể, có 14/60 mẫu có tồn dư (chiếm tỉ lệ 23,23%) trong đó 13/30 mẫu thịt heo và 1/30 mẫu thịt gia cầm.
Thịt heo nhiễm kháng sinh được phát hiện qua xét nghiệm, khó nhận biết bằng mắt thường.
Để khắc phục tình trạng trên, chi cục đã có văn bản gửi các chi cục thú y có liên quan (Bình Dương, Bến Tre, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu) kiểm tra chấn chỉnh từ khâu chăn nuôi, lấy mẫu xét nghiệm đối với cơ sở, triển khai cấp giấy chứng nhận kiểm dịch về TP HCM, đồng thời có chương trình tăng tần suất lấy mẫu để chấn chỉnh công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn TP. “Đến nay tình hình đã được kiểm soát và cải thiện” – đại diện Chi cục Thú y TP HCM khẳng định.
Giới chuyên môn cho biết kháng sinh Sulfadimidine còn được gọi là Sulfamethazine, một trong những kháng sinh dùng để chữa một số bệnh do vi trùng và cầu trùng trên gia súc và gia cầm; sử dụng liều lượng thấp trong thức ăn gia súc để hỗ trợ tiêu hóa, kích thích tăng trọng và phòng ngừa bệnh.
Sở dĩ Sulfadimidine còn tồn dư trên thịt là do tình trạng lạm dụng kháng sinh của một số bộ phận người chăn nuôi, cũng như việc không tuân thủ thời gian ngưng thuốc cần thiết trước khi xuất chuồng, đưa vào giết mổ.
Theo PGS-TS-DS Nguyễn Hữu Đức, Đại học Y Dược TP HCM, việc sử dụng thịt heo, thịt gà còn tồn dư kháng sinh dùng trong thú y hết sức nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng vì sẽ sinh ra tình trạng đề kháng kháng sinh (lờn thuốc).

Tin, ảnh: Ngọc Ánh 
Theo Người Lao Động

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)