Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Khánh Hòa nghiên cứu lai tạo và chọn lọc bò lai bò tót

Tạp Chí Giáo Dục

Kể từ năm 2014, Sở Khoa học và Công nghệ ba tỉnh Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận cùng chủ trì thực hiện nghiên cứu lai tạo và chọn lọc bò lai bò tót tại vùng rừng giáp ranh giữa ba tỉnh.

Đề tài có ý nghĩa lớn về mặt khoa học nhằm khai thác và bảo tồn nguồn gen quý hiếm của bò tót trong tự nhiên. Đề tài được kỳ vọng sẽ tạo nên giá trị thực tiễn lớn trong ngành chăn nuôi.
Dự án sẽ tiến hành đánh giá ưu thế lai của bò lai có 25% máu bò tót về các chỉ tiêu năng suất, chất lượng thịt, khả năng chống chịu bệnh…Dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, các nhà khoa học sẽ thực hiện phối giống trực tiếp và sản xuất tinh đông lạnh của bò đực F1, F2, bò có 25% máu bò tót được chọn lọc, để thụ tinh nhân tạo ra diện rộng, tạo nhanh con lai 25% và 12,5% máu bò tót.

Mục tiêu cụ thể là sẽ tạo ra 5 bò lai F2, 40 con bò lai có 25% máu bò tót tại Phước Bình (Ninh Thuận); thu 10.000 liều tinh đông lạnh bò đực, trong đó có 5.000 liều từ bò lai bò tót F1, F2 và 5.000 liều từ bò lai 25% máu bò tót. Sau đó cả ba tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng tiếp tục tạo ra 180 con bò lai 25% và 12,5% máu bò tót từ thụ tinh nhân tạo bằng tinh bò lai.

Đề tài cũng tiến hành lập các báo cáo khoa học về khả năng sinh trưởng, sinh sản, kháng bệnh, chất lượng thịt, cũng như khả năng vỗ béo, năng suất…của các thế hệ bò được lai, làm cơ sở để nhân rộng.

Dự kiến kinh phí dành cho nghiên cứu là trên 13 tỷ đồng và thời gian triển khai kéo dài 3 năm./.

Tiên Minh

(TTXVN)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)