Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Khát khao mang ánh đèn đô thị thông minh cho thành phố

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

TP.HCM đang n lc, phn đu đ thc hin Đ án xây dng TP tr thành đô th thông minh. nhiu cơ quan, đơn v trên đa bàn đã xut hin nhiu tm gương tiêu biu cng hiến sc lc, trí tu cho s phát trin chung. Là công dân TP, mi tm gương đin hình có mt cách làm riêng và h đu có mt đim chung đó là tinh thn trách nhim, phn đu hết mình vì TP…

Trong số những con người ấy phải kể đến ông Nguyễn Khánh Bình – cha đẻ của công trình Nâng lĩnh vực chiếu sáng thành phố lên một bước tiến mới.

Khát khao nâng cp ánh sáng cho thành ph

Là sinh viên ngành cơ khí của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, sau khi tốt nghiệp (1982) ông Bình không làm công việc chuyên môn mà trở thành một nhân viên trong lĩnh vực chiếu sáng. Trong suốt mười mấy năm ròng rã gắn bó với công việc, ông Bình vẫn chưa tạo được dấu ấn riêng cho mình, mọi thứ ông chỉ làm theo khuôn mẫu hoặc dựa theo những sản phẩm của người đi trước. “Với tôi, đó là những tháng ngày làm việc không có chút gì gọi là sáng tạo. Đôi lúc tôi cảm thấy rất nhàm chán, mệt mỏi với công việc”, ông Bình tiết lộ. 

Rồi mọi thứ dần bắt đầu thay đổi khi ông Bình vào làm việc ở một công ty có vốn đầu tư nước ngoài (năm 1995). Ở đây, ông ngộ ra rằng, lĩnh vực chiếu sáng không phải là cái gì quá xa lạ, khó khăn, mình vẫn sử dụng nó phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, đây là ánh sáng công năng, chưa phải là chiếu sáng mỹ thuật, nghệ thuật. Nếu mình lãng phí ánh sáng là lãng phí năng lượng. Và ánh sáng này cũng có hại cho sức khỏe con người…

Từ suy nghĩ đó, ông ấp ủ khát vọng là được nâng cấp lĩnh vực chiếu sáng để không chỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng mà còn đưa lĩnh vực chiếu sáng lên một tầm cao mới. Do đây không phải là lĩnh vực chuyên môn nên ông phải mất rất nhiều thời gian để tự tìm tòi, học hỏi nâng cao nghiệp vụ.

Hành trình tự học của ông có thể nói là không có giới hạn. Học ở mọi lúc, mọi nơi, ở tất cả mọi người… Đến một ngày, tự tin với lượng kiến thức mình sở hữu, ông bắt tay vào thực hiện khát vọng mình ấp ủ. Nhưng rồi, mọi chuyện không như mong muốn vì ông chỉ là nhân viên của một doanh nghiệp tư nhân, không có tên tuổi, vị thế trong xã hội. Tiếng nói của ông nhỏ bé, không có trọng lượng nên “nhiều lúc mình đề xuất giải pháp người ta không nghe vì nghĩ mình khoác lác, nói cho có lệ chứ không làm được… Đây là cản trở rất lớn đến ước mơ của tôi suốt mấy chục năm dài” – ông Bình trải lòng.

Càng gặp khó, khát khao nâng cấp ánh sáng cho thành phố trong ông Bình càng lớn dần. Rồi thiên thời – địa lợi – nhân hòa đã đến, khoảng năm 2016, công ty cũ giải thể, ông được Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang mời về làm việc ở vai trò là Phó Tổng giám đốc của công ty. Nhưng người thanh niên ngày nào nay đã sắp “chạm ngõ” 60, dù vậy nhiệt huyết trong ông vẫn chưa bao giờ tắt.

Trình làng công trình vì “thành ph thông minh”

Cách đây không lâu, công ty nhận được đề nghị của Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM về việc đưa ra đề xuất, giải pháp xây dựng thành phố sáng tạo, hiện đại để cơ quan này trình lên UBND thành phố với chủ đề “Nhân dân góp ý xây dựng TP.HCM sáng tạo đi đầu”. Tin tưởng vào khả năng của ông Bình, cấp trên không ngần ngại mà giao nhiệm vụ. “Thế là sau mấy chục năm mang những nỗi niềm, ấp ủ trong việc làm mới lĩnh vực chiếu sáng, đây chính là cơ hội để tôi chứng minh rằng, giải pháp của mình rất có tính khả thi và góp phần vào việc xây dựng thành phố thông minh” – ông Bình chia sẻ.

Thay vì sử dụng ánh sáng truyền thống, đặc biệt là chiếu sáng đường rất hao tốn điện năng, ảnh hưởng đến ngân sách Nhà nước thì với ông Bình nên chuyển sang công nghệ Led. Qua đó giúp thành phố có thể tiết kiệm khoảng 70% chi phí. Tuy nhiên, thời điểm này công nghệ đang vào mùa “trăm hoa đua nở”. Hệ lụy kéo theo là tình trạng sản phẩm giá rẻ, đầu tư chưa tới, chưa đạt chất lượng… đang thâm nhập vào thị trường khiến người tiêu dùng khó nhận diện. Đồng thời, giá của đèn Led so với đèn truyền thống cao gấp 2-3 lần. Để giải pháp thực sự đạt hiệu quả, cần có một cơ chế để thực hiện, cải tạo hệ thống chiếu sáng công cộng theo hình thức ESCO (khuyến khích áp dụng phương pháp mới, sử dụng công nghệ mới của một doanh nghiệp nhưng được thanh toán sau theo hợp đồng). Cụ thể, UBND thành phố mạnh dạn chọn lọc, mời gọi và chỉ định các đơn vị có uy tín trong ngành chiếu sáng đầu tư đổi mới hệ thống từ nguồn sáng truyền thống sang nguồn sáng Led thuộc các khu vực công như chiếu sáng công cộng, đường phố, đô thị, văn phòng, cơ quan, trường học, bệnh viện theo hình thức ESCO. Ông Bình hồ hởi diễn giải lộ trình xây dựng thành phố thông minh: “Led là công nghệ điện tử nên sẽ mau chóng hội nhập với đô thị thông minh và chỉ khi hệ thống ánh sáng thành phố hoàn toàn được chuyển qua Led là cơ sở để bước vào đô thị thông minh. Tiêu chí của đô thị thông minh là chính quyền thông minh; giao thông thông minh; giáo dục, y tế thông minh; hạ tầng thông minh (lĩnh vực chiếu sáng)”.

Được cấp trên tin tưởng giao phó, ông Bình tiếp tục đề xuất, thành phố cũng cần có chiến lược xây dựng năng lực nghiên cứu và chế tạo thiết bị chiếu sáng thông minh nội địa thật sự từ nguồn lực của các doanh nghiệp địa phương. Cụ thể là thiết bị chiếu sáng đường phố thông minh, các thiết bị chiếu sáng nội thất thông dụng bằng việc thành lập một đơn vị nghiên cứu chuyên sâu bao gồm các cá nhân hoặc đại diện các đơn vị có năng lực về công nghệ, về kỹ thuật chiếu sáng để tập trung chủ trì cho việc nghiên cứu chế tạo các thiết bị chiếu sáng thông minh, tránh tình trạng giao nhiệm vụ không tập trung, mang tính hình thức, kiêm nhiệm theo chức năng…

Để công trình “đồ sộ” vận hành trôi chảy, ông Bình cũng đề xuất cần phải có “nhạc trưởng” cho việc điều hành tập trung và gắn kết các nguồn lực giữa các hội nghề nghiệp, trường ĐH, doanh nghiệp và xã hội để giải quyết những vấn đề của cuộc sống, xây dựng thành phố. Đó là các cá nhân có năng lực khoa học tổng hợp từ các trường ĐH, các đại diện chuyên môn của các hội nghề nghiệp hoặc của các doanh nghiệp để giúp cho UBND thành phố trong việc hoạch định chiến lược. Theo dõi thực hiện chiến lược giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc xây dựng hạ tầng thành phố thông minh. Các cá nhân tham gia hội đồng cần chuyên trách không kiêm nhiệm trong một kỳ hạn nhất định, được đãi ngộ tương xứng để có trách nhiệm cụ thể…

Sau khi nhận được những đề xuất của ông Bình, Sở Khoa học – Công nghệ thẩm định tính khả thi, trình lên UBND TP.HCM và được đánh giá rất cao. Dù giải pháp có được áp dụng đến nơi đến chốn hay không nhưng với ông, “đây là niềm vui, niềm an ủi khi tôi được trình bày hết những tâm huyết để nâng lĩnh vực chiếu sáng thành phố lên một bước tiến mới, trong sự nỗ lực, đồng hành của toàn dân vì một thành phố thông minh. Công trình gần như chiếm hết cả phần đời học tập, nghiên cứu mà tôi muốn dâng tặng thành phố nơi tôi đã từng sống và làm việc”, ông Nguyễn Khánh Bình thổ lộ.

Bài, ảnh: H Trinh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)