Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

“Khát” lao động nghề bếp

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhng năm gn đây, s ngưi theo hc ngh bếp khá nhiu song vn không đ ngun cung cho th trưng lao đng. Ghi nhn ti các trưng, trung tâm và cơ s đào to chuyên ngành bếp, 100% ngưi hc ngh ra đu có vic làm ngay.


Các đu bếp tr tham gia Cuc thi tay ngh đu bếp do Trung tâm Dch v vic làm Thanh Niên – Yes Center t chc

Theo đó, người học nghề bếp chủ yếu ở trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng nhưng vẫn đảm bảo đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, chứng chỉ để làm việc cũng như tạo lập cơ sở kinh doanh. Ông Nguyễn Quốc Y (Giám đốc Công ty cổ phần dạy nghề ẩm thực Netspace) cho biết hầu hết học viên học nghề tại cơ sở ra đều làm chủ quán ăn, nhà hàng lớn, nhỏ. Việc học là để nâng cao tay nghề, bổ sung kiến thức cũng như điều kiện kinh doanh. Sở dĩ người học đông nhưng không đủ cung cấp nhân lực cho thị trường là do số học viên mới tốt nghiệp được chính các học viên đã có cơ sở kinh doanh tuyển dụng làm việc cho mình. Thêm nữa, tình trạng thiếu lao động nghề bếp một phần vì người học ra tự khởi nghiệp, hoặc phát triển cơ sở kinh doanh dịch vụ của gia đình. Theo ông Y, nghề bếp rất dễ tìm việc, người học không có nhu cầu làm thuê thì học để làm chủ, để khởi nghiệp. Những người có đam mê khởi nghiệp dịch vụ ăn uống như phở, hủ tiếu, món chay… thì có thể đăng ký học chuyên sâu trong thời gian ngắn là có thể khởi nghiệp được. Trong khi đó, đại diện chuỗi nhà hàng – khách sạn Ladalat khẳng định, lao động nghề bếp đang được nhiều nơi săn đón với thu nhập khá cao. Thị trường lớn đối với lao động nghề này là các thành phố thu hút đông khách du lịch trong và ngoài nước như TP.HCM, Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết, Hạ Long… “Không chỉ nghề bếp mà các nhà hàng, khách sạn cũng đang “khát” lao động có tay nghề làm bánh. Thực tế có không ít lao động sau tuyển dụng làm việc được một thời gian, khi có kinh nghiệm thì tìm đến môi trường mới. Hiện nay, để giải quyết tạm thời lao động, nhiều nơi phải bỏ chi phí để lao động bếp đi học nghề bánh”, vị đại diện này nói.

Bà Lê Thu Nguyệt (Giám đốc tuyển dụng Công ty TNHH đào tạo và cung ứng nhân lực Nhật Thiên) cho biết giống như các ngành nghề khác, lao động nghề bếp bên cạnh kỹ năng chuyên môn thì ngoại ngữ là một trong những yếu tố để cạnh tranh, đặc biệt là muốn làm việc ở môi trường chuẩn quốc tế. Hiện nay, ngoài vị trí bếp có thể đảm trách các bếp Việt, Hoa, Âu… thì các nhà hàng, khách sạn còn tuyển bếp chuyên sâu từng món như hủ tiếu, mì spaghetti, mì sủi cảo, lẩu Thái… “Nghề bếp rất dễ tìm việc song không phải ai cũng có thể làm việc ở các nhà hàng, khách sạn lớn, nhất là các tập đoàn do người nước ngoài làm chủ. Với nghề bếp thì học sơ cấp, trung cấp không quan trọng, điều cần thiết là tay nghề như thế nào, kỹ năng ra sao… Trong quá trình làm việc, với người có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi sẽ có chế độ bồi dưỡng, nâng cao tay nghề mà người lao động không phải tốn bất kỳ khoản chi phí nào”, bà Nguyệt cho hay.

Ông Lâm Văn Quản (Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM) cho rằng xã hội có rất nhiều công việc, nhiều ngành nghề không nhất thiết phải học trung cấp, cao đẳng mới làm việc được mà chỉ cần qua đào tạo trình độ sơ cấp. Tuy nhiên, để thành công với nghề, người học phải đảm bảo trang bị đầy đủ các kỹ năng, nhất là kỹ năng chuyên môn mới có thể cạnh tranh trên thị trường lao động. Trong khi đó, ông Trần Anh Tuấn (nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM) cho biết nghề bếp là một trong những nghề thuộc 9 nhóm ngành dịch vụ được tự do dịch chuyển lao động trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, để cạnh tranh, hội nhập với thị trường lao động khu vực đòi hỏi người lao động phải vững tay nghề, có kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng ngoại ngữ.

Theo ghi nhận tại các đơn vị tuyển dụng, mức lương khởi điểm cho nghề bếp (phụ bếp) dao động từ 6-8 triệu đồng/tháng; nếu làm việc ở các nhà hàng, khách sạn từ 3 sao trở lên, mức lương từ 10-12 triệu đồng/tháng. Đối với vị trí bếp trưởng, bếp phó, mỗi tháng thu nhập không dưới 50 triệu đồng. Bên cạnh làm việc trong nước, lao động nghề bếp còn có cơ hội tham gia thị trường lao động ngoài nước, tuy nhiên phải có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng nghề bếp tại Việt Nam; có kinh nghiệm (tối thiểu 2 năm) làm đầu bếp tại các cơ sở chế biến món ăn Việt Nam hoặc có kinh nghiệm làm việc 2 năm trở lên tại cơ sở chế biến món ăn có đăng ký kinh doanh.

Bài, ảnh: Trn Tri

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)