Sự kiện giáo dụcTin tức

Khát nhân lực trong lĩnh vực STEM

Tạp Chí Giáo Dục


Theo các chuyên gia, lĩnh vc STEM hin nay đang khát nhân lc

Nổi lên tại Việt Nam trong khoảng 5 năm nay, song STEM vẫn được coi là lĩnh vực khá mới mẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia việc làm nhận định STEM hiện đang rất khát nhân lực, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực STEM bao gồm: Kỹ thuật, sinh học, khoa học máy tính, khoa học ứng dụng, toán học, vật lý… Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), đến năm 2025, Việt Nam có khả năng tạo ra khoảng 6 triệu việc làm. Các ngành nghề mới tạo ra phần nhiều dựa trên nền tảng kinh tế đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức, sức lao động được thay thế, giải phóng bằng máy móc, robot, trí tuệ nhân tạo. Ông Trần Anh Tuấn (chuyên gia dự báo nguồn nhân lực) nhìn nhận chủ yếu các ngành nghề đó đều liên quan đến lĩnh vực STEM. Từ công nghệ kỹ thuật, tự động hóa, khoa học sáng tạo, thiết kế và mỹ thuật ứng dụng, kỹ thuật công trình xây dựng và môi trường cho đến nhóm ngành phân tích dữ liệu, hóa sinh, công nghệ nano, robot… Tuy nhiên, trên thực tế các nhóm ngành này hiện nay vẫn chưa thu hút người học, đặc biệt như vật lý, toán học, sinh học, hóa học, kỹ thuật. Thống kê hàng năm của Bộ GD-ĐT cho thấy các nhóm ngành về khoa học, kỹ thuật, tỷ lệ nguyện vọng 1/ chỉ tiêu chỉ dao động dưới 30%. Gắn với xu thế nghề nghiệp tương lai, ông Tuấn cho rằng Việt Nam cần có chiến lược ưu tiên tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực về công nghệ và kỹ thuật, không chỉ thay đổi được quan điểm lựa chọn ngành nghề của người học mà còn tác động đến xu hướng đào tạo của các trường ĐH trong bối cảnh hiện nay.

Tin, ảnh: Quang Long

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)