Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Khát vọng làm giàu từ nhân sâm

Tạp Chí Giáo Dục

Nếu áp dng công ngh khí canh vào trng sâm Ngc Linh s thu đưc các dòng sn phm đa dng như cây ging, c, thân, lá, qu… Ngưi trng cây ch cn theo dõi thông qua các thông s v môi trưng bao gm nhit đ, đ m không khí, cưng đ ánh sáng, đ m đt và nng đ khí CO2, khi cn thiết có th điu chnh giúp cây phát trin n đnh.


Nguyn Hu Tun và Hoàng Dim Hng đot gii nht trong mt cuc thi khi nghip

Đó là lời chia sẻ của hai bạn Nguyễn Hữu Tuấn và Hoàng Diễm Hằng (sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM) về dự án “Dược liệu 4.0 – Trồng nhân sâm bằng phương pháp khí canh trên quy mô công nghiệp”, qua đó góp phần tăng năng suất cho sâm Ngọc Linh, hướng đến khởi nghiệp từ dòng sản phẩm quý hiếm này.

Áp dng công ngh 4.0

Sâm Ngọc Linh là loài dược liệu quý nhưng rất khó phát triển và bảo tồn vì điều kiện đất đai, thổ nhưỡng ở nước ta không phù hợp. Vốn có niềm đam mê với các sản phẩm từ nông nghiệp và khát khao được sản xuất sâm Ngọc Linh với quy mô công nghiệp, Hữu Tuấn và Diễm Hằng đã bỏ nhiều công sức mày mò, nghiên cứu hướng đi mới cho sâm Ngọc Linh.

Theo nhóm nghiên cứu, sâm Ngọc Linh là loại dược liệu rất quý, tuy nhiên nguồn dược liệu này đang ngày càng khan hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng do bị khai thác quá mức mà thiếu sự bảo tồn. Đó còn chưa kể do nhu cầu cao nên trên thị trường sâm thật, sâm giả lẫn lộn, khó phân biệt, trong khi đó việc nuôi trồng và khai thác dược liệu ở nước ta còn tự phát, quy mô nhỏ, phụ thuộc nhiều vào địa lý, thời tiết và mùa vụ. Ngoài ra, việc chưa có định hướng phát triển bền vững cũng dẫn đến sản lượng, chất lượng, giá cả dược liệu không ổn định. “Chúng em muốn tạo ra sâm Ngọc Linh thương phẩm, có giá trị dinh dưỡng ổn định mà không phụ thuộc vào mùa vụ, thời tiết”, Diễm Hằng bày tỏ.

Hiện nay, có nhiều phương pháp phổ biến để trồng sâm Ngọc Linh, trong đó có trồng theo phương pháp thổ canh (trồng đất), theo phương pháp thủy canh (nước), tuy nhiên những phương pháp trên không mang lại hiệu quả kinh tế cũng như số lượng và chất lượng sản phẩm. Trải qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu cùng với kinh nghiệm và nguồn kiến thức về nông nghiệp của bản thân, Hữu Tuấn và Diễm Hằng quyết định tiến hành thử nghiệm trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp khí canh (dạng hơi sương). Điều đặc biệt là ở phương pháp này, hai bạn đã áp dụng công nghệ 4.0 giúp tối ưu hóa môi trường, nhiệt độ trồng nhân sâm giúp cho sản lượng và chất lượng vượt trội hơn. Bên cạnh đó, người trồng cây chỉ cần theo dõi các thông số về môi trường bao gồm nhiệt độ, độ ẩm không khí, cường độ ánh sáng, độ ẩm đất và nồng độ khí CO2, từ đó có sự điều chỉnh thích hợp giúp cây phát triển ổn định. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp cây giống khỏe mạnh, sạch bệnh, tỉ lệ đồng đều cao, việc ứng dụng công nghệ cũng giúp người trồng truy được nguồn gốc hàng hóa, thời gian sinh trưởng phát triển của sâm khi mua sản phẩm.

Tương lai dưc liu quý không còn khan hiếm

Theo Diễm Hằng, công nghệ 4.0 ở đây được nhóm áp dụng gồm 3 nội dung chính: Công nghệ IOT – Vạn vật kết nối, tạo ra mô hình canh tác cho ra sản lượng và chất lượng ổn định; Blockchain – Để truy xuất về nguồn gốc, chất lượng và chứng nhận của sản phẩm; Big data – Dùng nguồn thông tin khổng lồ của nguồn này nhằm xác định đúng khách hàng, giảm chi phí marketing. “Chúng em muốn áp dụng công nghệ 4.0 để duy trì và phát triển số lượng, chất lượng một cách đồng đều, đặc biệt là những hợp chất quý hiếm, tốt đẹp của cây sâm Ngọc Linh từ khâu nuôi cấy mô, phát triển, chế biến… sao cho sản phẩm cuối cùng vẫn có thật nhiều dưỡng chất quý và thiên nhiên nhất”, Diễm Hằng cho biết.

Chia sẻ những khó khăn khi thực hiện dự án này, Hữu Tuấn và Diễm Hằng cho biết bản thân chỉ có điều kiện xem video, báo chí nói về công nghệ trồng sâm, vì vậy nguồn kiến thức mà hai bạn có được cũng khá khiêm tốn, nhưng cuối cùng cả hai đã đưa ra một giải pháp thiết thực, cụ thể. Dù kịch bản trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp khí canh trên quy mô công nghiệp của Diễm Hằng và Hữu Tuấn đã có, tuy nhiên để thực hiện ước mơ đưa một dự án từ giấy ra thực tế không phải là điều đơn giản. “Giải pháp này cần nhiều vốn và chúng em cũng cần tìm hiểu cũng như thực nghiệm nhiều hơn về các giai đoạn phát triển của cây sâm thì mới dám triển khai. Bởi khi trồng trên quy mô công nghiệp bằng phương pháp khí canh phải thật giỏi thì mới thành công”, Diễm Hằng và Hữu Tuấn chia sẻ.

Hiện hai bạn đang nghiên cứu nhân giống ban đầu theo quy mô nhỏ để nghiên cứu và tiếp tục nâng cấp, cải tiến thêm. “Hồi năm ngoái, em được một người anh sinh sống ở Hàn Quốc kể về chuyện tiêu dùng sâm của người dân nước này, nhờ đó em mới biết rằng sâm ở Hàn Quốc đã được chế biến ra rất nhiều sản phẩm và phổ biến cho mọi tầng lớp, mọi người dân đều có thể sử dụng được. Nếu chúng ta có quyết tâm thì trong tương lai dược liệu sâm quý Ngọc Linh sẽ không còn khan hiếm nữa vì số lượng, chất lượng đều đạt hiệu quả phục vụ cho tất cả mọi người”, Diễm Hằng kỳ vọng.

Bài, ảnh: Thúy Kiu

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)