Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Khen kịp thời, học sinh thêm tiến bộ

Tạp Chí Giáo Dục

Chương trình giáo dc ph thông (GDPT) 2018 bc tiu hc cho phép giáo viên áp dng hình thc thư khen trong đánh giá hc sinh, nhm ghi nhn s khác bit, hưng đến phát trin toàn din hc sinh. Ti TP.HCM, hình thc thư khen đã đưc các trưng thc hin linh hot, hiu qu, không ch tác đng tích cc đến hc sinh mà còn tác đng mnh m đến giáo viên…


Hình th
c thư khen áp dng trong Chương trình giáo dc ph thông 2018 hưng ti s phát trin toàn din ca hc sinh

Hc sinh thích đưc thy cô khen thưng bng thư

Sau 2 năm triển khai Chương trình GDPT 2018 ở bậc tiểu học, cô Lê Thanh Hương (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, Q.1) nhìn nhận, sự đổi mới trong khen thưởng, đánh giá học sinh là điểm nổi bật, tiến bộ nhất để giúp học sinh tiến bộ, ham thích khi đến trường. Hình thức thư khen giúp giáo viên ghi nhận mọi sự tiến bộ, cố gắng của học sinh, dù là nhỏ nhất. “Năm học này bước sang năm thứ 3 Chương trình GDPT 2018 triển khai ở khối 1, 2, 3 đối với bậc tiểu học, hình thức thư khen luôn được nhà trường khuyến khích giáo viên thực hiện trong quá trình đánh giá học sinh. Thực tế tại trường, tùy từng lớp, tùy đối tượng học sinh, giáo viên sẽ có những cách thức riêng khi triển khai, không thầy cô nào thực hiện giống nhau và cũng không học sinh nào giống nhau khi áp dụng”, cô Hương cho hay.

Cô Hương kể, có nhiều học sinh dù chưa thực sự xuất sắc trong học tập song các em lại có những điểm nổi trội khác như viết chữ đẹp, vẽ đẹp, hòa đồng, giúp đỡ bạn bè, hoặc nổi trội trong một môn học nào đó, thậm chí là đi học luôn đúng giờ, trên lớp chăm chú nghe giảng…, giáo viên đều có thể viết thư khen để ghi nhận những nỗ lực này của các em. “Thư khen được giáo viên sử dụng như là công cụ của việc đánh giá thường xuyên. Việc dùng thư khen không chỉ trong các hoạt động dạy học mà còn qua các hoạt động giáo dục, thông qua những biểu tượng, ký hiệu hoặc lời khen ngắn gọn do giáo viên tự tạo mẫu. Đặc biệt, thư khen được thầy cô sử dụng như một phương pháp khích lệ tinh thần, tạo động lực cho mỗi học sinh. Chính những lời động viên, khen ngợi do giáo viên viết, gửi tặng học sinh sẽ mang lại những tác động tích cực, giúp các em tự tin, nỗ lực hơn, mang lại hiệu quả giáo dục tốt hơn”, cô Hương cho biết.

Là giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm dạy khối 1, cô T.H (giáo viên chủ nhiệm khối 1 ở một trường tiểu học tại Q.Bình Tân) nhận định, nếu thầy cô biết tận dụng hình thức thư khen được áp dụng trong chương trình mới khi đánh giá học sinh thì không chỉ giúp học sinh tiến bộ, ham thích việc học mà còn trở thành cầu nối để giáo viên và phụ huynh gắn kết hơn trong giáo dục trẻ. “Học sinh lớp 1 khi chuyển từ giai đoạn chơi sang học, không phải em nào cũng ham thích đến trường. Với hình thức thư khen, giáo viên sẽ khen ngợi học sinh hàng ngày, qua từng tiến bộ của các em, nhất là với những học sinh đặc biệt. Ví dụ, có học sinh bình thường rất hay nói chuyện trong lớp nhưng nay chăm chú hơn khi học, giáo viên có thư khen, đọc thư khen của em trước lớp để cả lớp cùng vỗ tay khen bạn. Điều này vừa giúp học sinh hào hứng, thích thú khi được thầy cô khen ngợi, vừa giúp phụ huynh đồng hành, chia sẻ hơn nữa với giáo viên để cùng uốn nắn, giáo dục trẻ”, cô T.H chia sẻ.

ng ti phát trin toàn din hc sinh

Trong buổi làm việc với TP.HCM về công tác quản lý trường tiểu học năm học 2022-2023, ông Thái Văn Tài (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT) nhấn mạnh, việc khen thưởng học sinh tiểu học theo Chương trình GDPT 2018 được thực hiện theo Thông tư 27 với rất nhiều điểm mới, tích cực; hạn chế khen thưởng đồng loạt, hướng tới mục tiêu phát huy phẩm chất, năng lực học sinh; ghi nhận kịp thời sự tiến bộ của các em trong quá trình học tập… Trong đó, nổi bật nhất của sự tích cực đó là hình thức khen thưởng bằng thư khen. Cán bộ quản lý, giáo viên có thể viết thư khen trao tặng những học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc với học sinh có những việc làm tốt, tiến bộ trong quá trình học. Tùy từng địa phương, trường học và đặc thù học sinh trường mình mà các đơn vị triển khai việc thư khen đến học sinh phù hợp nhất.


Thư khen đư
c giáo viên viết tay ghi nhn, khích l s tiến b ca hc sinh

Ông Tài nêu rõ, Chương trình GDPT 2018 ở bậc tiểu học phải cố gắng duy trì cái tự nhiên, cái tự tin của học sinh càng nhiều càng tốt. Như thế sẽ không có một phương pháp dạy học nào chung cho cả lớp mà giáo viên phải tổ chức các hoạt động để mỗi học sinh dù có sự khác biệt song đều thấy phù hợp với bản thân. Chứ không phải tạo ra một khuôn mẫu và đặt học sinh vào đó để đánh giá các em đều như nhau. “Điểm đến cuối cùng của Chương trình GDPT 2018 là một “dải” chứ không phải là một “điểm”. Vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên là theo dõi đánh giá thường xuyên để nhìn nhận năng lực học sinh, giao nhiệm vụ phù hợp để các em được phát huy toàn năng. Việc khen thưởng kịp thời sẽ củng cố tự tin cho học sinh vì chỉ khi tự tin các em mới học tập tốt. Thông tư 27 đã hạn chế giấy khen bằng khen thực chất, bổ sung thư khen, giáo viên có quyền khen tất cả học sinh cho dù chỉ là sự tiến bộ nhỏ nhất”, ông Tài nói thêm. Đồng thời, ông Tài cho rằng sẽ là thiếu sót nếu trường tiểu học chưa áp dụng hình thức thư khen khi đánh giá học sinh trong Chương trình GDPT 2018.

Tại TP.HCM, hình thức thư khen được các trường thực hiện linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả với các khối thực hiện Chương trình GDPT 2018. Bà Lâm Hồng Lãm Thúy (Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM) thông tin, ngay từ khi bắt đầu triển khai tập huấn chuẩn bị cho Chương trình GDPT 2018, cán bộ quản lý và giáo viên tại TP.HCM đã được quán triệt quan điểm áp dụng hình thức thư khen trong khen thưởng học sinh. Tùy từng giáo viên khen định kỳ hàng tuần/tháng hoặc đột xuất. Theo bà Thúy, tác động tích cực từ thư khen đã làm cho học sinh tự tin và chủ động phát huy điểm mạnh, sở trường cá nhân; phát huy những phẩm chất và năng lực được thầy cô ghi nhận trong thư khen. Đồng thời tác động và tạo động lực cho học sinh cùng lớp cố gắng thực hiện những việc tốt, thực hiện các yêu cầu học tập, tích cực phát huy và phát triển bền vững các phẩm chất, năng lực, Thông qua đó, phụ huynh cũng kịp thời nhận diện và cùng nhà trường phát huy ưu điểm của học sinh. “Để phát huy tối đa sự tiến bộ của thư khen, giáo viên phải xác định đúng năng lực, ưu điểm, phẩm chất, sở trường… của học sinh khi khen. Như vậy, bắt buộc thầy cô phải quan sát, nhận biết và nắm rõ ưu điểm, hạn chế của học sinh dù nhỏ nhất thông qua đánh giá thường xuyên để động viên kịp thời, khen thưởng đúng lúc. Vì thế, đòi hỏi thầy cô phải có trách nhiệm hơn khi đánh giá học sinh theo chiều hướng ghi nhận sự tiến bộ và tôn trọng sự khác biệt của từng cá nhân, không đại trà và hình thức”, bà Thúy lưu ý.

Bài, ảnh: Đ.Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)