Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Khen thưởng trên sự tiến bộ của người học

Tạp Chí Giáo Dục

To nhiu sân chơi, đa dng các hình thc khen thưng nhm ghi nhn, đng viên, khích l kp thi nhng c gng, n lc ca hc sinh là phương thc đang đưc trin khai nhiu nhà trưng, áp dng trong khen thưng hc sinh. Cách thc này cũng đã tim cn đưc vi giáo dc tích cc, bt kp tinh thn đi mi ca chương trình giáo dc ph thông (GDPT) 2018.


Khen thưng trên tinh thn vì s tiến b ca ngưi hc. Trong nh, phn thưng riêng ca Trưng Tiu hc Nguyn Bnh Khiêm dành cho hc sinh khi 5

Song, để việc khen thưởng vừa mang tính giáo dục, vừa có sự nhân văn, không lạm dụng, đại trà, nhiều nhà giáo dục cho rằng, công tác đánh giá học sinh phải được làm thường xuyên, công khai, minh bạch, cho học sinh và cả phụ huynh nhìn thấy được tính tích cực, tiến bộ của công tác này.

Khen thưng da trên tng đc thù nhà trưng, năng lc hc sinh

Tổng kết cuối năm học 2019-2020, Trường Tiểu học An Hội (Q.Gò Vấp) có tới gần 3.000/3.655 học sinh được khen thưởng ở nhiều mặt, từ học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập, rèn luyện đến học sinh được khen thưởng từng mặt, học sinh có sự tiến bộ vượt bậc… Không chỉ nhà trường khen thưởng, từ phía mỗi đơn vị lớp, các hình thức khen thưởng cũng được triển khai riêng với sự hỗ trợ của phụ huynh.

“Nhà trường căn cứ theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi quy định đánh giá học sinh tiểu học với tính mở trong đánh giá, khen thưởng học sinh. Trên tinh thần mở, linh hoạt để làm sao, học sinh nào cũng được khen thưởng dựa trên chính mức độ năng lực của các em, động viên khuyến khích các em trong học tập, rèn luyện ở mọi mặt”, cô Ngô Thị Thúy Lan (Phó Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ.

Với đặc thù là một trường tiểu học đông học sinh, cô Lan cho hay, các sân chơi rèn luyện cho học sinh được nhà trường hết sức chú trọng, nghiên cứu với nhiều sân chơi về học thuật, thể thao ở cấp nhà trường. Việc đa dạng các sân chơi trước hết nhằm đáp ứng được nhu cầu vui chơi của học sinh. Cạnh đó, các sân chơi còn mở ra cơ hội để các em rèn luyện, thể hiện và phát huy khả năng của bản thân. Từ các sân chơi này, giáo viên, nhà trường sẽ ghi nhận, đưa vào trong đánh giá để có hình thức khen thưởng kịp thời. “Đa dạng sân chơi, đa dạng các hình thức khen thưởng mang lại rất nhiều hiệu ứng tích cực cho học sinh. Nhiều học sinh khuyết tật, khi được ghi nhận đúng năng lực của mình, các em sẽ cảm thấy tự tin, cố gắng, phụ huynh cũng sẽ cảm thấy được động viên, quan tâm…”, cô Lan chia sẻ.

Ngoài việc khen thưởng học sinh hoàn thành xuất sắc nội dung học tập và rèn luyện với những học sinh đạt kết quả học tập tốt ở tất cả các bộ môn, năm nay Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1) cũng thống nhất dành riêng danh hiệu khen thưởng “Học sinh chăm ngoan, rèn luyện tốt” cho những học sinh đạt kết quả học tập tốt nhưng chưa đủ yêu cầu để được xếp loại học sinh hoàn thành xuất sắc nội dung học tập, rèn luyện.

“Phân loại đối tượng, khả năng, năng lực học tập của học sinh để khen thưởng, căn cứ theo đặc thù của nhà trường để khen thưởng sẽ giúp học sinh cảm thấy được ghi nhận, được trân trọng những cố gắng, phấn đấu. Khen thưởng đúng, khen thưởng đủ sẽ chính là tiền đề để các em thêm cố gắng nỗ lực trong năm học tiếp theo”, cô Đỗ Ngọc Chi (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ.

Làm đến nơi đến chn đ tránh lm dng, đi trà

Quan điểm đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh là quan điểm xuyên suốt được nhắc đến trong các Thông tư 22 (đối với học sinh tiểu học), Thông tư 58 (đối với học sinh trung học). Ngoài ra, để tiếp cận với chương trình GDPT 2018, các đơn vị nhà trường đều có sự đầu tư, linh hoạt, sâu sát trong quá trình kiểm tra, đánh giá, hướng tới giáo dục toàn diện học sinh.

Đơn cử như tại Trường THCS Trần Quốc Toản (Q.9), công tác khen thưởng cuối năm được nhà trường đầu tư rất nhiều. Không chỉ khen thưởng những học sinh đạt yêu cầu trong khen thưởng của Thông tư 58, nhà trường còn đề cập nhiều hình thức khen thưởng, bao gồm cả khen thưởng học sinh khuyết tật. “Có học sinh khuyết tật, năng lực học tập ở tất cả các môn đều kém nhưng riêng một bộ môn nào đó lại nổi trội thì nhà trường cũng sẽ có hình thức khen thưởng. Nhà trường còn thiết kế bìa sách riêng với hình ảnh biển đảo để dàng tặng học sinh được khen thưởng. Đồng thời, khuyến khích giáo viên chủ nhiệm từng lớp ghi nhận khen thưởng theo đơn vị lớp mình”, cô Trịnh Thị Bích Hằng (Hiệu trưởng nhà trường) cho hay. Theo cô Hằng, giá trị của việc khen thưởng không nằm ở tờ giấy khen, không nằm ở những cuốn sách, món quà mà nằm ở “giá trị tinh thần”. Đó là ghi nhận, khích lệ, động viên những cố gắng của học sinh. “Để đạt được hiệu quả giáo dục cao thông qua việc khen thưởng, nhà trường phải thực hiện sát sao ngay từ đầu năm học, thông báo đến học sinh, phụ huynh từng đơn vị lớp”.

Nói về mặt hạn chế của việc đa dạng các hình thức khen thưởng học sinh, hiệu trưởng một trường tiểu học Q.Thủ Đức cho rằng nếu làm không khéo sẽ rất dễ dẫn đến khen thưởng đại trà, làm mất giá trị giáo dục. Điều nguy hiểm hơn, là có thể sẽ tạo ra tâm lý dễ dãi cho học sinh, rằng học kiểu gì cũng sẽ được khen thưởng, triệt tiêu sự cố gắng của người học. Và nhất là tâm lý phụ huynh không biết được, không đánh giá được con em mình đang đứng ở đâu. “Vai trò của người giáo viên trong khen thưởng học sinh là cực kỳ quan trọng. Giáo viên phải đẩy mạnh được đánh giá thường xuyên, quan tâm sâu sát thực sự đến học sinh, chú trọng nhìn vào năng lực, sự tiến bộ của người học. Phía nhà quản lý cũng phải làm đến nơi đến chốn, triển khai, định hướng công tác khen thưởng một cách rõ ràng, công tâm, minh bạch”.

Trong khi đó, theo cô Đỗ Ngọc Chi, để phát huy tính giáo dục của công tác khen thưởng, điều quan trọng nhất là quá trình đánh giá. Giáo viên phải đánh giá trên sự tiến bộ trên từng ngày của học sinh. Các tiêu chí khen thưởng phải rõ ràng và phải có sự trao đổi, đặt vấn đề ngay từ đầu để học sinh, phụ huynh nắm rõ, từ đó cố gắng. “Đặc biệt là phải giáo dục học sinh, phụ huynh nhận thức đúng đắn ý nghĩa của việc khen thưởng để có sự trân trọng thành quả mà bản thân đạt được. Phụ huynh cũng hiểu được rằng, con em mình đạt được những điểm gì và cần cố gắng những gì, tránh làm học sinh, phụ huynh ngộ nhận cũng như tổn thương thì khen thưởng mới đạt hiệu quả cao nhất”.

Bài, ảnh: Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)