Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Khen thưởng trong giáo dục, cần thực hiện đúng luật

Tạp Chí Giáo Dục

Thi gian gn đây, mt s đa phương r lên phong trào khen thưng bng vt cht có giá tr rt ln dành cho nhng hc sinh đt thành tích cao trong hc tp, đt gii cao trong các k thi hc sinh gii. Có nơi khen thưng hc sinh đt gii quc tế lên đến 700 triu đng (Qung Ninh). Chưa hết, nhng hc sinh đt gii quc tế còn đưc tng thưng Huân chương Lao đng.

Theo tác giả, thành tích trong học tập dù có xuất chúng đến mấy cũng không phải là mục tiêu của giáo dục; giáo dục hướng đến sản phẩm con người cho xã hội (ảnh minh họa). Ảnh: T.Nam

Ở các tỉnh/thành khác, mức thưởng cho học sinh giỏi đã được nâng lên rất cao. Như ở Nghệ An, học sinh thi tốt nghiệp đạt điểm cao (không phải học sinh giỏi), cũng được thưởng xấp xỉ 19 triệu đồng/em, lại còn được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen.

Theo tôi, việc khen thưởng học sinh đạt thành tích trong học tập, rèn luyện, tham gia công tác xã hội là cần thiết, nhằm khuyến khích các em vươn lên. Tuy nhiên, khen thưởng quá lớn, quá hậu hĩnh với các hình thức tôn vinh thành tựu như Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, Huân chương Lao động là cần phải xem xét lại.

Khoản 3 (Điều 3) Luật Thi đua khen thưởng 2022 xác định: “Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đây cũng là tinh thần của Luật Thi đua khen thưởng 2003 và các văn bản liên quan trước đó. Theo đó, nội dung, tinh thần, đối tượng của Luật Thi đua khen thưởng là “thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, nghĩa là những kết quả, đóng góp cụ thể trong lao động, sản xuất, chiến đấu, nghiên cứu khoa học, có đóng góp thực tế đối với cuộc sống xã hội, cộng đồng. Trong khi đó, việc học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên chưa phải là “xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, mà chỉ là giai đoạn chuẩn bị, tích lũy để trực tiếp tham gia vào quá trình này. Cụ thể, phải khi các em đi làm, vào biên chế, tham gia lao động sản xuất hoặc công tác trong đơn vị vũ trang, cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp… thì mới thực sự tham gia “xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Hơn nữa, nội dung này cũng được thể hiện rõ trong Điều 2 (Luật Giáo dục 2019): “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam… đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”. Vì vậy, thiết nghĩ việc khen thưởng đối với đối tượng học sinh dù có đạt thành tích trên đấu trường quốc tế, cũng chỉ nên dừng ở mức độ động viên, khuyến khích, chứ không phải khen thưởng như đối với các thành tựu và cống hiến viên mãn. Quan điểm này thể hiện rất rõ trong các thời kỳ trước đây, học sinh dù có đạt thành tích cao chói sáng trên đấu trường toán học quốc tế như Hoàng Lê Minh, Phan Vũ Diễm Hằng, Nguyễn Thị Thiều Hoa, Lê Bá Khánh Trình…, mức độ khen thưởng cũng khiêm tốn, vừa phải. Không phải ngày xưa kinh tế khó khăn chưa có điều kiện, nay đất nước phát triển nên thưởng cao hơn; mà phải xác định đúng đối tượng, mục đích khen thưởng.

Hơn nữa, thành tích trong học tập dù có xuất chúng đến mấy cũng không phải là mục tiêu của giáo dục; giáo dục hướng đến sản phẩm con người cho xã hội. Nếu khen thưởng các em đạt điểm cao quá lớn cộng với các hình thức tôn vinh thành tựu như bằng khen, huân chương, sẽ dẫn đến ảo tưởng, ngộ nhận: điểm số, kết quả thi là mục tiêu của giáo dục, là đích đến, điểm đến trong cuộc đời học sinh. Đây là điều vô cùng nguy hiểm dẫn tới bệnh chạy đua để có thành tích trong các cuộc thi thay vì rèn luyện kỹ năng để hướng tới khả năng “thực chiến”, thực tài và sáng tạo, cống hiến cho xã hội.

Đương nhiên, để đạt được điểm số cao trong các kỳ thi cũng không dễ. Nhưng điểm cao chỉ là nhân tài ở dạng tiềm năng; điểm cao mà không có sáng tạo, không có sản phẩm có giá trị, không trở thành các chuyên gia, nhân tài xuất chúng trong xã hội thì có ích gì? Đạt điểm cao đã khó nhưng thành đạt trong thực tế còn khó gấp ngàn lần, vạn lần. Có cá nhân xuất chúng thành đạt, thành tựu trong cuộc sống thì dân mới giàu, xã hội mới phát triển, đất nước mới cường thịnh. Khó thế thì mới xứng đáng được Nhà nước tôn vinh, khen thưởng!

Trn Quang Đi (Ngh An)

Bình luận (0)