Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Khi chọn ngành nghề: Phải xác định “mình là ai trong tương lai?”

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là lưu ý ca các chuyên gia trong chương trình tư vn hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 12 năm hc 2019-2020 va din ra ti Trưng THPT T Quang Bu (Q.8). Chương trình do Báo Giáo dc TP.HCM phi hp cùng S GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM t chc, vi s đng hành ca Trưng ĐH Công ngh TP.HCM và Trưng ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM.

Mt hc sinh nam Trưng THPT T Quang Bu đang nh ban tư vn tháo g khó khăn trong vic la chn ngành ngh

Mở đầu chương trình hỏi – đáp, em Phan Ngọc Phi Long (lớp 12A3) bày tỏ lo lắng: “Em muốn học ngành công nghệ thông tin nhưng nghe nói trong ngành này có nhiều chuyên ngành nhỏ. Vậy làm sao biết mình phù hợp với chuyên ngành nào?”. Để tháo gỡ khó khăn cho Phi Long cũng như nhiều học sinh khác, ThS. Nguyễn Xuân Luyện (Trưởng ban Tuyển sinh, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho biết đây là ngành “hot” trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong ngành công nghệ thông tin có các chuyên ngành: an toàn thông tin, kỹ thuật lập trình, hệ thống thông tin quản lý, khoa học máy tính… “Ở Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, mỗi chuyên ngành đòi hỏi yêu cầu và tố chất khác nhau; do đó trong 2 năm đầu, các giảng viên sẽ giúp đỡ, hỗ trợ sinh viên định hình lại bản thân xem phù hợp với chuyên ngành nào, sau đó nhà trường mới đào tạo cho các em kiến thức chuyên ngành”, ThS. Luyện chia sẻ.

Tiếp theo, trả lời câu hỏi của em Bảo Hùng (lớp 12A12) về ngành công nghệ ô tô trong xu thế hiện nay, ThS. Luyện khẳng định: Đây là ngành không chỉ dành riêng cho nam giới mà nữ cũng có thể theo học. Ngành này đào tạo tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM (tuyển sinh tầm 24-26 điểm); Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (khoảng 24 điểm); Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (từ 18-20 điểm)…; tùy quy định của mỗi trường mà có những phương thức xét tuyển khác nhau. “Ngành công nghệ ô tô học 4 năm, sau khi ra trường các em có thể tham gia sản xuất máy móc, bán ô tô, linh kiện, kiểm định chất lượng…; cơ hội việc làm rộng mở”, ThS. Luyện gợi ý.

Nói về thị trường lao động từ nay đến năm 2025, bà Đinh Thị Thúy Nga (đại diện Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM) cho biết, TP.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước, có rất nhiều doanh nghiệp đến đầu tư, kinh doanh, do đó rất cần nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ đã tác động rất lớn đến đời sống con người. Để không bị “lãng quên”, người lao động cần trang bị cho bản thân trình độ chuyên môn, kỹ năng… để sẵn sàng cho quá trình hội nhập. Trước thông tin này, em Hoàng Phát (lớp 10C4) chia sẻ: “Em thích ngành kinh tế nhưng không biết ngoài học kỹ năng buôn bán thì sinh viên còn được đào tạo những kỹ năng gì?”. ThS. Đoàn Thanh Phong (Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin truyền thông, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) cho biết: Ngành kinh tế là một ngành rộng lớn, đa dạng, có nhiều chuyên ngành. Một khi đã xác định học ngành này thì sinh viên phải có tính nhạy bén, khả năng giải quyết vấn đề, tư duy, sáng tạo, tự tin, quyết đoán… Đặc biệt là phải biết mình là ai trong tương lai để cạnh tranh, đứng vững trên thị trường lao động.

Tin, ảnh: H.Trinh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)