Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Khi con nói dối

Tạp Chí Giáo Dục

4 tuổi 

Các bé bắt đầu nghĩ ra những câu chuyện từ việc xâu chuỗi hiện thực và những gì bé nghĩ trong các câu chuyện riêng của mình. Kiểu nói dối của bé có mối liên hệ trực tiếp với độ tuổi.  

Những sự việc diễn ra hàng ngày đôi khi cũng khiến bé có nhiều cách phản ứng, phụ thuộc vào nỗi sợ hãi hoặc những mong muốn của bé. Con bạn sẽ thay đổi theo thời gian khi lớn hơn và có thể chế ngự những suy nghĩ của bản thân. 

Thời điểm này, các bậc cha mẹ hãy giải thích cho bé rằng nếu bé nói dối, về sau sẽ không ai tin bé. Khi người lớn hỏi một điều gì mà bé không nói đúng sự thật thì lần sau chính bé cũng sẽ mất tự tin vào bản thân mình. Hãy nói với con rằng chỉ bằng cách nói sự thật thì mọi người mới tin bé và đây là một điều cực kì quan trọng trong cuộc sống. 

Con đã hơn 10 tuổi  

… hay đang trong độ tuổi vị thành niên mà vẫn nói dối và dường như nó đã trở thành thói quen thì người lớn không thể bỏ qua điều này. Bạn cần xem xét lại các nguyên do con nói dối.  

Thông thường trẻ nói dối để gây chú ý và nhằm có được sự ủng hộ từ bạn bè. Mọi đứa trẻ đều có thể dễ dàng mắc phải thói xấu này và khi đó chúng sẽ khó có thể phân biệt thật giả. 

Trong vai trò của cha mẹ, bạn nên xử lý vấn đề thật khéo léo. Bạn có thể nhận ra nếu như nói dối đã trở thành thói quen. Đôi khi trẻ nói dối chỉ nhằm có được sự quan tâm của người khác hay chỉ để gây ấn tượng với một người bạn mới. Mọi việc làm, cách cư xử cũng như mọi điều mà cha mẹ nói đều rất quan trọng.  

Nếu cha mẹ muốn trẻ nhận lòng tin là điều thiết yếu của cuộc sống, hãy xét lại những tình huống dẫn con trẻ tới việc nói dối, và làm gương cho con trẻ. Chính thái độ của các bậc phụ huynh khi xử lý những tình huống đó sẽ là hình mẫu lý tưởng cho bé noi theo. 

DK – Theo Parents

 

Bình luận (0)