Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Khi cuộc vui hóa thành thảm họa

Tạp Chí Giáo Dục

Khi cuộc vui hóa thành thảm họa - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Khi cuộc vui hóa thành thảm họa Audio

u bia t lâu đã hin din trong đi sng văn hóa và giao tiếp ca ngưi Vit, t bàn tic gia đình đến nhng bui chiêu đãi công vic. Tuy nhiên, khi “chén chú chén anh” vưt ngoài gii hn cho phép ca cơ th, nhng hu qu đ li có th vô cùng nghiêm trng. Ng đc rưu – điu mà nhiu ngưi tưng chng ch xy ra vi nhng k say xn – thc tế li đang tr nên ph biến hơn bao gi hết.

Nhiều người nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi sử dụng rượu không rõ nguồn gốc

Gii hn nào cho s an toàn?

Theo BS.CKI Đinh Trần Ngọc Mai, Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, mỗi ngày, nam giới chỉ nên uống dưới hai đơn vị cồn – tương đương hai chai bia hoặc hai ly rượu vang, trong khi nữ giới chỉ nên giới hạn ở mức một đơn vị. “Cơ thể có giới hạn chuyển hóa, vượt ngưỡng đó là bắt đầu tự đầu độc chính mình, bác sĩ Mai nhấn mạnh.

Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ mức giới hạn ấy. Anh Nguyễn Thanh Bình, 38 tuổi, làm việc trong ngành xây dựng tại TP.HCM, chia sẻ: “Trước giờ mình cứ nghĩ chỉ cần không say thì uống bao nhiêu cũng được. Nhưng nghe bác sĩ phân tích mới biết là có những tác hại ngấm ngầm bên trong mà mình không cảm nhận được ngay”. Bình cũng kể lại lần bị tụt huyết áp sau một bữa tiệc nhậu thâu đêm, phải đưa vào viện truyền nước mới tỉnh táo lại.

Một nguy cơ đáng báo động khác, theo bác sĩ Mai, là tình trạng sử dụng rượu bia không rõ nguồn gốc – đặc biệt là loại pha trộn bằng cồn công nghiệp thay vì ethanol thực phẩm. Những loại cồn như methanol thường được dùng trong ngành công nghiệp gỗ, sơn, đánh bóng, hoàn toàn không phù hợp để tiêu thụ. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, một số cơ sở sản xuất vẫn dùng chúng để pha chế rượu, dẫn đến nhiều vụ ngộ độc nghiêm trọng.

Anh Nguyễn Hữu Toàn, 45 tuổi, sống tại Bình Tân, từng chứng kiến người em họ nhập viện cấp cứu sau khi uống rượu mua ngoài chợ: “Chỉ một bữa nhậu thôi mà thằng em tôi phải nằm viện gần tuần lễ. Bác sĩ nói may là đưa đi sớm, chứ không là nguy hiểm đến tính mạng”. Sau vụ việc, gia đình Toàn tuyệt đối không mua rượu không nhãn mác về dùng nữa.

Nhiều người vẫn cho rằng “say rượu” chỉ là chuyện bình thường, là biểu hiện của vui vẻ hay… “tửu lượng kém”. Nhưng thực tế, như bác sĩ Mai khẳng định, tình trạng say rượu chính là một dạng ngộ độc rượu ở mức độ nhẹ. Biểu hiện có thể bao gồm đỏ mặt, loạng choạng, rối loạn lời nói, thậm chí không còn kiểm soát được hành vi.

Trường hợp nặng hơn, người say có thể rơi vào trạng thái lú lẫn, không nhận biết được xung quanh, yếu liệt tay chân, rối loạn nhịp thở hoặc mất ý thức.

Chị Lê Thị Phương, 29 tuổi, nhân viên văn phòng ở quận 10, chia sẻ: “Tôi từng đi chơi cùng nhóm bạn, có người uống nhiều đến mức ngất xỉu, nhưng cứ tưởng là say quá nên ngủ. May mà bạn khác để ý thấy khó thở mới gọi cấp cứu. Bác sĩ nói chỉ chậm chút nữa là không kịp”. Từ đó, Phương luôn nhắc nhở bạn bè phải kiểm tra kỹ nếu có ai có dấu hiệu bất thường sau khi uống rượu.

X lý ti nhà hay phi vào vin?

Không phải trường hợp nào cũng cần đến bệnh viện. Theo bác sĩ Mai, với các biểu hiện nhẹ như đỏ mặt, ói mửa nhẹ, loạng choạng nhưng vẫn còn tỉnh táo, người bệnh có thể được xử lý tại nhà bằng cách uống thật nhiều nước để thúc đẩy đào thải cồn qua thận. Các loại nước ép trái cây giàu vitamin C như nước cam, chanh, hoặc nước gừng, nước ép dứa… cũng có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa cồn.

Trong dân gian, nhiều người còn sử dụng nước chanh muối, cháo trắng loãng, hoặc súp rau củ để giải rượu. Tuy nhiên, bác sĩ lưu ý, đây chỉ là biện pháp hỗ trợ và không thay thế việc theo dõi sát sao tình trạng người bệnh. “Nếu bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu mất ý thức, thở yếu hoặc nhanh, nôn ói liên tục, tê yếu tay chân hay lú lẫn, cần lập tức đưa đến cơ sở y tế gần nhất”, bác sĩ Mai cảnh báo.

Tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được đo huyết áp, kiểm tra nhịp tim, đường huyết, xét nghiệm nồng độ ethanol hoặc methanol trong máu để xác định nguyên nhân ngộ độc. Với trường hợp nặng, bác sĩ có thể phải tiến hành lọc máu – biện pháp đưa máu qua hệ thống lọc ngoài cơ thể để loại bỏ chất độc và truyền máu sạch trở lại.

Một yếu tố quan trọng nữa trong xử trí ngộ độc rượu là tư thế nằm. Người say rượu rất dễ bị nôn, nếu nằm ngửa có thể khiến dịch nôn tràn vào đường thở gây ngạt. Vì vậy, bệnh nhân nên được đặt nằm nghiêng sang một bên và theo dõi sát sao, kể cả khi đã ngủ.

Từ những ca cấp cứu vì rượu bia, câu hỏi đặt ra là: liệu có nhất thiết phải chờ đến lúc nguy kịch mới thấy sợ? Thực tế, tại một số quán ăn, nhà hàng ở TP.HCM, xu hướng tiêu dùng đồ uống của thực khách đã có dấu hiệu thay đổi. Nhiều người bắt đầu ưu tiên chọn các loại thức uống nhẹ như trà trái cây, nước ép thay vì bia rượu như trước đây. Một phần xuất phát từ lo ngại những rủi ro sức khỏe do sử dụng đồ uống có cồn, đặc biệt sau khi chứng kiến các ca ngộ độc rượu xảy ra quanh mình. Sự thay đổi này, dù chưa phổ biến rộng rãi, nhưng cho thấy tín hiệu tích cực trong nhận thức của người tiêu dùng.

Rượu bia không có lỗi – lỗi nằm ở cách ta sử dụng nó. Để cuộc vui không hóa thành bi kịch, mỗi người cần trang bị cho mình hiểu biết đúng và đủ, biết dừng lại trước khi quá muộn.

Thương Nguyên

Bình luận (0)