Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Khi điện ảnh Việt lãnh quảng bá du lịch

Tạp Chí Giáo Dục

Xem các b phim truyn hình ln đin nh Vit như:  Hương phù sa, Chuyn x da, Chuyn tình đo ngc, Mt la, Cô Ba Sài Gòn, Cánh đng bt tn, Mt biếc, Lt mt 7: Mt điu ưc, Hai Mui… khán gi phi xuýt xoa bi cnh sc thiên nhiên hin lên trên màn nh vô cùng đp mt, nên thơ và quyến rũ… Có th nói, đin nh Vit hin đang đm nhn thêm “s mnh” qung bá du lch cho nưc nhà.

Cảnh trong bộ phim Hai Muối với câu chuyện về người dân làm muối ở đảo Thiềng Liềng thuộc huyện Cần Giờ, TP.HCM

Ngoi cnh đp như mơ trong phim Vit

Cách đây 10 năm, khi xem bộ phim truyền hình Dốc tình, nhiều người ngỡ ngàng trước phong cảnh Đà Lạt trong phim hiện ra thật lãng mạn và mới lạ. Đà Lạt sau đó được “khai thác” trong hàng trăm bộ phim truyền hình, điện ảnh như: Biệt thự mờ sương, Thiên đường vắng em, Đồng tiền muôn mặt, Yêu từ thuở nào, Hoa dã quỳ, Đỗ Quyên trong mưa, Lật mặt 7: Một điều ước, Hạnh phúc bị đánh cắp…

Còn nhớ khi bộ phim truyền hình Đất phương Nam lên sóng truyền hình đã gây tác động không nhỏ đến người xem bởi hình ảnh sông nước của miền Tây Nam bộ độc đáo. Nếu Đất phương Nam là hình ảnh của Nam bộ những năm đã xa thì Hương phù sa có nhiều góc máy quay đặc tả cảnh quan của vùng sông nước miền Tây Nam bộ thời hiện đại. Nhiều khán giả miền Tây đã thú nhận rằng, xem phim Hương phù sa vẫn không ngờ quê mình có nhiều cảnh đẹp đến thế. Hay Cá rô, em yêu anh có bối cảnh tại một vùng quê sông nước Tiền Giang với cảnh đẹp rất đặc trưng như vú sữa Lò Rèn – Vĩnh Kim trĩu nặng, những đàn vịt thả đồng, phiên chợ nổi trên sông hay những chiếc xuồng ba lá vi vút đi lại trên các dòng kênh nhỏ chằng chịt. Bộ phim Thiên đường ở bên ta lại được đặt vào cảnh thơ mộng của Đồng Tháp, nơi có làng nghề dệt chiếu nổi tiếng Lấp Vò với đầy đủ các công đoạn làm nên một đôi chiếu như: nhuộm lác, phơi lác, dệt chiếu, những con kênh rạch, cầu khỉ và miền hoa lục bình tím ngát dưới ống kính tài hoa của các nhà quay phim, được khoác áo mới huyền ảo và có sức hút kỳ lạ với khán giả… Bộ phim Mắt lụa lấy bối cảnh và cảm hứng về một làng lụa nức tiếng miền Tây Nam bộ từ trăm năm trước: làng lụa tơ tằm Tân Châu. Ngành nghề truyền thống này đang đứng trước nhiều khó khăn nhưng nhiều người vẫn son sắt giữ nghề, giữ đúng phẩm chất của lụa tơ tằm xưa nay. Bởi lụa không chỉ nuôi sống bao người dân nhiều đời qua, mà đó còn là “linh hồn”, là một sản phẩm văn hóa chất chứa cả một đời sống tình cảm của con người nơi đây. Mới nhất là bộ phim Hai Muối với câu chuyện về người dân làm muối ở đảo Thiềng Liềng thuộc huyện Cần Giờ với những cảnh quay đẹp lung linh khiến cho khán giả xem phim đều muốn một lần được đến đây du lịch khám phá…

Dù điều kiện di chuyển khó khăn, nhưng nhiều địa danh nổi tiếng của miền Trung cũng lọt vào tầm mắt của các nhà làm phim. Bộ phim Cho một tình yêu hay Phố hoài đã chọn phố cổ Hội An làm bối cảnh chính; bộ phim Vàng trong cát khiến khán giả xuýt xoa bởi những đồi cát lung linh trong nắng cháy của Phan Thiết; phim Màu đôi mắt đã ghi lại nhiều khung cảnh biển xanh thẳm với thắng cảnh gành Đá Đĩa, Bãi Xếp, biển Long Thủy (Phú Yên)… Ngoài ra, không ít các di tích cổ kính, di sản văn hóa đặc sắc ở Việt Nam cũng đã được xuất hiện trên phim ảnh…

“S mnh” qung bá du lch

Khi bộ phim Đất phương Nam bán ra thị trường Mỹ, châu Úc, sau khi xem phim này, nhiều du khách nước ngoài đã chọn tour du lịch sông nước miền Tây Nam bộ. Những bộ phim được quay tại Long An như Cô Ba Sài Gòn, Tấm Cám: Chuyện chưa kể, Cánh đồng bất tận, Mắt biếc… đã thu hút một lượng lớn người hâm mộ và du khách đến tham quan các bối cảnh trong phim. Nhờ đó, du lịch phim trường ở Long An không chỉ giúp quảng bá hình ảnh địa phương mà còn tạo ra nguồn thu lớn từ dịch vụ du lịch.

Làng K’Long K’Lanh của tỉnh Lâm Đồng trong phim Lật mặt 7: Một điều ước

Còn sau khi xem các bộ phim Lật mặt 7: Một điều ước, Dốc tình, Hoa dã quỳ… có rất nhiều người đã tới Đà Lạt tham quan. Về Cần Thơ, ngoài chợ nổi Cái Răng, làng sinh thái Mỹ Khánh, bến Ninh Kiều, có một địa điểm du lịch hấp dẫn mà du khách không thể không ghé thăm đó là vườn lan Bình Thủy hay nhà cổ Bình Thủy. Ngôi nhà cổ được xây từ năm 1870 nằm ẩn sâu so với những ngôi nhà cao tầng hiện đại này từng là bối cảnh cho các bộ phim truyền hình Những nẻo đường phù sa, Người đẹp Tây Đô, Nợ đời… Ý thức được sức lan tỏa của phim truyền hình về mặt quảng bá, đã có một số khu du lịch, quản lý di tích văn hóa tận tình giúp đỡ, tài trợ cho các đoàn làm phim quay bối cảnh.

Tháng 7-2024 vừa qua, TP.HCM cũng đã công bố chuỗi phim ngắn quảng bá du lịch TP.HCM nhằm truyền cảm hứng về thông điệp “TP.HCM chào đón bạn – Welcome to Ho Chi Minh City” đến du khách trong nước và quốc tế.

Đo din – NSƯT Vũ Thành Vinh, “cha đ” ca b phim Hai Mui cho biết: “Nhng trailer qung bá b phim, các cnh quay đp lúc kết phim kèm vi thông tin cnh y quay đâu s qung bá du lch cho du khách trong và ngoài nưc. Khi mt b phim thu hút ngưi xem cao trên màn nh nh hay ra rp, chc chn s góp phn qung bá tt cho du lch nưc nhà…”.

Chuỗi phim ngắn quảng bá du lịch mang đến góc nhìn và trải nghiệm mới của du khách trong tìm hiểu lịch sử, văn hóa, ẩm thực, kiến trúc, nghệ thuật đa dạng, thú vị tại các điểm đến, dịch vụ du lịch của thành phố, thêm vào đó là phong cách điện ảnh và sự góp mặt của các KOLs nổi tiếng được đông đảo người dân và công chúng yêu mến.

Nói về nội dung, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, cho biết chuỗi phim ngắn dẫn dắt người xem qua những địa điểm du lịch ấn tượng, truyền tải một cách trực quan vẻ đẹp và không gian đậm bản sắc riêng biệt của TP. Từ những địa danh nổi tiếng, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp đến những di sản văn hóa độc đáo hay hành trình khám phá ẩm thực phong phú cùng nhịp sống năng động và sự hiếu khách, thân thiện của người dân thành phố.

Không chỉ Việt Nam, “Điện ảnh du lịch” (film tourism) đã được nhiều nước tận dụng để tạo ra những nguồn thu lớn cho ngành du lịch, quảng bá hình ảnh quốc gia… Ở Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc… điện ảnh tham gia quảng bá rất hiệu quả cho hoạt động du lịch, đặc biệt là các phim xuất khẩu ra nước ngoài. Du khách đến đây không chỉ chiêm ngưỡng cảnh đẹp đã nhìn thấy qua màn ảnh nhỏ mà còn nhớ lại những câu chuyện tình xúc động đã diễn ra tại nơi đây…

Anh Khôi

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)