Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Khi gen Z “giữ hồn dân tộc”

Tạp Chí Giáo Dục

Khán gi gen Z mnh dn mang ci lương – loi hình ngh thut lâu đi ca sân khu Vit Nam lên sân khu hin đi bên cnh các tiết mc tr trung, năng đng các cuc thi tài năng tr ti các trưng đi hc, cao đng. Thông qua trích đon ci lương, các bn không nhng truyn đt lch s hào hùng chng gic ngoi xâm ca nưc nhà, mà còn giúp phát huy và gìn gi loi hình ngh thut vàng son mt thu.


Hc sinh Trưng THPT Nguyn Hu Cnh tái hin mt hot cnh ci lương

Gen Z mê ci lương

Bạn Nguyễn Yến Nhi, sinh năm 2004, hiện đang là sinh viên năm 2 ngành tài chính – ngân hàng tại Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF) xem cải lương và sân khấu là “nghiệp” của tổ nghề để theo đuổi con đường chuyên nghiệp bên cạnh ngành học ở trường.

Tại cuộc thi UEF’s Got Talent 2023, Yến Nhi cùng nhóm bạn trẻ đã mang đến một tiết mục kịch hát dân tộc rất đặc biệt “Bão táp nguyên phong”. Thủ vai Huyền Nga Quận chúa, Yến Nhi đã làm rất tốt một nữ tướng kiêu hùng, ý chí của nước Nam bất khuất trước giặc ngoại xâm Nguyên – Mông. Mỗi lần các bạn ca diễn đều có sức hút mãnh liệt đến khán giả trẻ. Những ánh mắt hướng về sân khấu, những tràng vỗ tay mỗi lần bạn xuống câu vọng cổ hay thần thái uy dũng trước kẻ thù là minh chứng cho sự thành công khi bước đầu chinh phục khán giả trẻ.

Xem xong trích đoạn, ban giám khảo trẻ cũng phải tán thán vì sự chuyên nghiệp, chỉn chu từ phục trang đến ca diễn. Các khán giả ngồi bên dưới thì hết lời khen ngợi các em diễn đạt, ca muồi, chắc nhịp và rất “có nghề”. Nhiều bạn trẻ đã dùng điện thoại quay lại vở diễn. Khi được hỏi cảm nhận thế nào với tiết mục này, một khán giả nữ lớn tuổi đã tấm tắc khen ngợi và cho rằng chỉ có sự am hiểu và đam mê cải lương thì mới có thể xuất thần với nội tâm nhân vật như thế.


Khán gi tr dn có cm tình và bt đu tìm hiu sâu hơn v ci lương

Từ nhỏ, Yến Nhi đã được tiếp xúc với cải lương qua bà và ba của mình. Lâu dần những điệu hò, câu vọng cổ in sâu vào tiềm thức của em lúc nào không hay. Đến khi học đến cấp 2, thông qua một chương trình giao lưu “Tài tử – Cải lương” tại huyện Đất Đỏ, Yến Nhi được hai thầy đờn Hoàng Hưng và Vĩnh Trí biết đến, tận tình hướng dẫn và sẵn sàng truyền nghề cho em nên nhờ đó mà em gắn bó với bộ môn này đến hôm nay. “Theo đuổi bộ môn nghệ thuật này em có nhiều khó khăn khi mà em phải cân nhắc giữa thời gian học tập tại trường, hoạt động câu lạc bộ và biểu diễn tại các chương trình. Song, khó khăn lớn nhất cho tuổi trẻ của tụi em khi theo nghề đó là rất ít sân khấu và địa điểm để có thể biểu diễn”, Yến Nhi trăn trở.

Hiện tại, Yến Nhi đang là thành viên của Câu lạc bộ Giai điệu Phương Nam và S.M.S – The Music Operation và cộng tác với các đài truyền hình như Đài Truyền hình TP.HCM – HTV, Đài Phát thanh và Truyền hình Bà Rịa – Vũng Tàu – BRT, Đài Phát thanh – Truyền hình Tây Ninh – TTV11.


Sinh viên Nguyn Yến Nhi vào vai Huyn Nga Qun chúa trong trích đon “Bão táp nguyên phong”

Thực tế hiện nay, chương trình giải trí như truyền hình thực tế, game show, phim truyền hình và nhạc nước ngoài như K-Pop, Âu Mỹ… khiến giới trẻ ít quan tâm đến âm nhạc truyền thống, và quan trọng là các bạn không có hoặc ít có cơ hội tiếp xúc với loại hình nghệ thuật này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cải lương không kén với khán giả trẻ, chỉ là các bạn chưa có cơ hội tiếp xúc nhiều, bằng chứng là nhạc phẩm “Về nhà mẹ ru” của NSND – tiến sĩ Bạch Tuyết kết hợp cải lương và rap, hay “Cô ba ca cổ” một sản phẩm đậm chất miền Tây của ca sĩ trẻ Hồ Phi Nal được các bạn trẻ hưởng ứng rất đông và tạo thành “trend” trong một thời gian dài.

C gng kế tha và “gi la” cho ci lương

Yến Nhi chia sẻ thêm: “Với tư cách là một gen Z đang cố gắng kế thừa, phát huy và “giữ lửa” nghề thì em và các bạn của mình thường xuyên cộng tác với các buổi “Chuyên đề về tài tử – cải lương” tại các trường tiểu học, THCS, THPT, cao đẳng và đại học trên địa bàn TP.HCM, người đứng lớp là thạc sĩ – NSƯT Huỳnh Khải (nguyên Trưởng khoa Âm nhạc dân tộc tại Nhạc viện TP.HCM) để một phần nào đó đưa cải lương đến gần hơn với các bạn trẻ. Bên cạnh đó gần đây em có tham gia khóa học kỹ thuật về phân tích hành vi với chủ đề “Bảo tồn và phát huy nghệ thuật tài tử – cải lương” tại TP.Vũng Tàu”.

Có th thy, khán gi tr dn có cm tình và bt đu tìm hiu sâu hơn v ci lương nh thế h tiếp ni đã không ngng “tr hóa” ci lương bng vic sáng to không ngng ngh t ý tưng, kch bn, bt “trend” ca hơi th cuc sng hin đi. T đó, ngh thut ci lương va gi đưc tinh hoa truyn thng ca các bc tin nhân, va không ngng giao thoa và chuyn mình mnh m và dn chng minh rng ci lương không ch dành cho ngưi “có tui”.

Được biết, không chỉ ở TP.HCM mà sinh viên cao đẳng, đại học ở các tỉnh như Bạc Liêu, Đồng Tháp, An Giang… đều giữ lửa với cải lương thông qua các buổi trình diễn văn nghệ ở trường, các buổi giao lưu văn hóa giữa các địa phương… Mục tiêu lớn nhất của thế hệ trẻ là có thể mang cải lương đến gần hơn với khán giả trẻ, giúp các bạn hiểu và có cơ hội tiếp xúc hơn với loại hình nghệ thuật truyền thống này.

Có thể thấy, khán giả trẻ dần có cảm tình và bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về cải lương nhờ thế hệ tiếp nối đã không ngừng “trẻ hóa” cải lương bằng việc sáng tạo không ngừng nghỉ từ ý tưởng, kịch bản, bắt “trend” của hơi thở cuộc sống hiện đại. Từ đó, nghệ thuật cải lương vừa giữ được tinh hoa truyền thống của các bậc tiền nhân, vừa không ngừng giao thoa và chuyển mình mạnh mẽ và dần chứng minh rằng cải lương không chỉ dành cho người “có tuổi”.

Lc Sâm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)