Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Khi giáo viên ít cảm xúc trong bài giảng?

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Giáo viên cần có cảm xúc khi đứng lớpCác nhà tâm lí học sư phạm đã khẳng định: Nếu giáo viên mất cảm xúc thì chất lượng bài giảng chỉ đạt mức độ 50%. Vì sao có những tiết học sinh động? Vì sao có những giáo viên dạy xong mà cả lớp muốn được nghe giảng tiếp, thậm chí hết giờ, học sinh, sinh viên còn chưa muốn rời khỏi giảng đường. Ngược lại, có tiết học giáo viên chỉ như người máy hoạt động liên tục, trong giờ 1/4 học sinh, sinh viên xin ra ngoài vì không chịu được kiểu tra tấn kia, sau giờ học các em rơi vào trạng thái căng thẳng, mất hứng thú học tập và có thể dẫn đến những phản ứng gay gắt…

Em Nguyễn Thị Lan Anh: học sinh lớp 6 một trường THCS ở Bình Dương tâm sự: “Thật là chán ngấy, mỗi lần đến giờ của cô thì hầu như chẳng có buổi nào đủ học sinh. Mỗi lần cô lên lớp thì mọi người không thấy sự thân thiện, cô chỉ biết giảng và giảng một mạch từ đầu đến hết giờ. Cho dù kiến thức chuyên ngành của cô rất sâu nhưng chúng em không cảm thấy thẩm thấu vào trong đầu, học xong lại quên ngay”.

Còn Thùy Linh SV Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thì tâm sự: “Đối với chúng em, không có sự vui thích nào lớn hơn khi được nghe giờ tâm lí của cô Dung. Khuôn mặt của cô lúc nào cũng thân thiện. Lời của cô vừa giàu về nội dung, sức truyền cảm như đang lôi cuốn chúng em về phía bài giảng. Hết giờ chúng em luôn luyến tiếc và mong được nghe cô ở lại giảng tiếp”.

Trong mỗi tiết học, giáo viên phải làm sao bằng cảm xúc của mình để lôi cuốn người học là một điều hết sức quan trọng, đó là một nghệ thuật và cũng là một đòi hỏi ở phẩm chất người thầy. Vì vậy, có rất nhiều cách thể hiện ở cả nội dung và phương pháp, các kĩ năng giao tiếp… phải đưa chất men cảm xúc đến người học. Dạy học không phải như là một cỗ máy mà phải làm cho nó sinh động, chính vì vậy cảm xúc của người giáo viên phải đưa đến cho các em sự hứng thú. Cái hứng thú này phải từ tình yêu nghề nghiệp, yêu học trò của mình chứ không phải bằng những bài thuyết trình thụ động, xuôi chiều với khuôn mặt nặng trĩu bực dọc.

Trên thực tế, không phải giáo viên nào cũng làm người học hứng thú, có người lại mang cả sự tức tối, bực dọc ở gia đình lên bục giảng, điều đó có thể gây nên một sự chống đối âm ỉ ngay chính những người học. Nhà giáo dục học A.X Macarenco đã nhận xét “Một số nhà giáo thường không biết kiềm chế, họ để giọng nói của họ phản ánh tâm trạng của mình. Điều đó hoàn toàn không được phép… Mỗi nhà giáo dục trước khi nói chuyện cần phải uốn lưỡi vài lần để cho mọi tâm trạng của mình lắng xuống”

Mỗi người thầy trên bục phải luôn chủ động về cảm xúc, đó là khả năng kiềm chế về cảm xúc, khắc phục những tâm trạng tiêu cực, khi cần thiết có thể bộc lộ những tình cảm của mình qua các bài giảng, nói cách khác là phải biết điều khiển, điều chỉnh các diễn biến tâm lí của mình cho phù hợp với hoàn cảnh sư phạm.

Một tâm lí vững vàng, một tâm thế ổn định và lòng say mê nghề nghiệp sẽ giúp các nhà giáo có những tiết học hấp dẫn và hiệu quả. Vì vậy, ở bất kì hoàn cảnh nào nhà giáo cũng phải là chiếc cầu nối kiến thức của nhân loại đến người học bằng cả trái tim và lòng yêu mến học trò, là điểm tựa tinh thần cho các em có thể vượt qua những khó khăn tâm lí để có thể lĩnh hội bài học tốt nhất. Là một người giáo viên trên bục giảng chúng ta phải vừa là nhà giáo vừa là đạo diễn vừa là nghệ sĩ, vừa là người anh, người chị chân thành của học sinh.

Nguyễn Văn Công

(Giảng viên tâm lí học, Trường Sĩ quan Lục quân 2)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)