Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

“Khi lên lớp hãy đặt mình vào vị trí của học sinh”

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Cô Nguyễn Ngọc Hạnh trong giờ lên lớpCô Nguyễn Ngọc Hạnh, chủ nhiệm lớp 5/7 Trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1 – giải xuất sắc giáo viên dạy tốt lớp 5 năm học 2007-2008 đã trả lời như vậy khi các đồng nghiệp hỏi về bí quyết giảng dạy…

Năm 1990, sau khi tốt nghiệp Trường Trung học Sư phạm TP.HCM, cô Hạnh được phân công về dạy lớp 3 tại Trường Thực hành Sư phạm. Từ năm học 1991-1992, cô theo các em học sinh lớp 3 lên lớp 4, rồi lớp 5. Và từ năm 1993 cho đến nay, cô Hạnh chỉ dạy lớp 5.

“Kiến thức ở lớp 5 nhiều,đòi hỏi giáo viên phải có sự hiểu biết sâu sắc. Mặt khác, ở lứa tuổi này, tâm sinh lý của học sinh cũng có sự thay đổi, thậm chí có em đã dậy thì. Do đó, làm chủ nhiệm lớp 5 không dễ chút nào. Nhưng may mắn là tôi đã đi cùng các em học sinh từ lớp 3 lên lớp 5 nên đã hiểu tâm lý, tính tình của mỗi em. Vì vậy mà năm đầu tiên chủ nhiệm lớp 5 tôi ít gặp khó khăn, những năm sau thì bắt đầu “quen việc”…”, cô Hạnh tâm sự.

Năm học 2004-2005, cô Hạnh chuyển công tác về Trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1 và tiếp tục dạy lớp 5. Để tạo không khí lớp học vui nhộn, không nhàm chán, trước khi vào nội dung chính của bài học, cô Hạnh thường nói với học sinh lý do tại sao phải học, học để làm gì, vận dụng những gì đã học vào thực tế như thế nào. Không chỉ có vậy, nhằm tránh cho học sinh cảm giác thụ động, cô Hạnh luôn gợi mở để các em có cơ hội bộc lộ những hiểu biết của mình xung quanh nội dung bài học. Với cách dạy này, cô Hạnh đã tạo cho các em học sinh cảm giác thích thú và hăng say để tìm hiểu những kiến thức xung quanh nội dung bài học. Chính vì vậy mà mỗi tiết học đều trở nên lý thú, vui vẻ, học sinh thu nhận được nhiều kiến thức.

“Tôi rất mê đọc sách, báo và lên mạng tìm kiếm thông tin nên cũng có lượng kiến thức tương đối ở bên ngoài để đưa vào bài giảng. Học sinh vẫn thường nói với tôi là các em rất thích những kiến thức bên ngoài sách giáo khoa”, cô Hạnh kể lại.

Đến nay cô Hạnh đã có 16 năm làm chủ nhiệm lớp 5, mỗi năm cô đều tổng kết lại những việc mình đã làm được và chưa làm được để từ đó rút kinh nghiệm. Thỉnh thoảng, cô vẫn hỏi ý kiến của học sinh về phương pháp dạy của mình, cô trân trọng lắng nghe và xem những nhận xét của học sinh là thước đo sự thành công của mình.

Kim Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)