Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Khí “ma trơi” tiết lộ dấu vết sinh vật ngoài hành tinh?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Loại khí khó ngửi và độc hại với người Trái đất phosphine có thể giúp các nhà khoa học lần ra dấu vết sự sống ngoài hành tinh ở những hệ mặt trời xa xôi khác.
Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí khoa học Astrobiology do nhóm tác giả từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT – Mỹ) thực hiện dựa trên dữ liệu về các hành tinh xa xôi ngoài hệ mặt trời cho thấy không phải methane mà chính phosphine, một loại khí độc hạicho người Trái đất, lại có thể là dấu hiệu của sự sống ngoài hành tinh.
Phosphine nếu được tìm thấy ở một ngoại hành tinh xa xôi, đó sẽ là bằng chứng rõ ràng về các sinh vật sống
Phosphine nếu được tìm thấy ở một ngoại hành tinh xa xôi, đó sẽ là bằng chứng rõ ràng về các sinh vật sống
Các bước tính toán cho thấy ở các hành tinh thuộc "vùng sự sống" của những ngôi sao mẹ khác, rất có thể không có sự hiện diện của khí oxy, nhưng vẫn có khả năng phát sinh những dạng sự sống đặc biệt. Trong môi trường không khó oxy đó, sinh vật sẽ "thở" ra phosphine.
Trên Trái đất, phosphine (công thức hóa học PH3) được tìm thấy với số lượng hạn chế trong đường ruột của con người và cá, trên những cánh đông lúa nước, sinh ra trong quá trình phân hủy xác động thực vật, nhất là phần xương. Ở bãi tha ma trong thời tiết mua phùn, phosphine có thể bay lên tạo ra hiện tượng "ma trơi".
Đây là chất khí không màu, có mùi tỏi, kém bền (dễ tạo ra phản ứng hóa học) và cần nhiều năng lượng để hình thành. Ở những sinh vật sống bằng oxy, chúng gây độc bởi tạo ra phản ứng khi tiếp xúc với oxy, cản trở khả năng sử dụng oxy của tế bào. Phosphine từng được dùng làm vũ khí hóa học trong chiến tranh thế giới thứ I.
Tại Hội nghị Khoa học Sinh học thường niên ở Mỹ vừa diễn ra, tiến sĩ Clara Sousa-Silva, chuyên gia vật lý thiên văn phân tử tại MIT, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết các kết luận trên đúc kết từ thí nghiệm mô phỏng quá trình sản xuất, tồn tại và phá hủy phosphine trên các ngoại hành tinh khác nhau. Trong các điều kiện nhất định, có thể phát hiện sự hiện diện của phosphine và từ đó lần ra dấu sinh vật ngoài hành tinh bằng cách phân tích sự tương tác của phosphine với ánh sáng.
Khác với methane, phosphine sẽ không gây hiện tượng "dương tính giả" bởi methane, thứ khí cũng sinh ra từ các hoạt động sống, được cho là dấu hiệu của sự sống, cũng có thể sinh ra từ các hiện tượng tự nhiên như sấm sét, hoạt động địa chất như núi lửa.
"Bất kỳ lượng phosphine nào có thể được phát hiện trên một ngoại hành tinh ôn đới chỉ có thể là dấu hiệu của sự sống" – tiến sĩ Sousa-Silva khẳng định.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)