Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Khi nhà văn nói về nghề

Tạp Chí Giáo Dục

Đi din vi trang viết, mi nhà văn có cách ng x riêng. Đó không ch là thái đ nhà văn đi vi đa con tinh thn ca mình mà còn chính là s ng x ca mình đi vi cuc đi. S khác bit này làm cho tác phm ca mi nhà văn có s khác bit và chinh phc đc gi.


Nhà văn Trịnh Bích Ngân (Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM) chia sẻ về nghề viết văn

Ngh không đơn gin

Nhà văn là viết văn, là làm ra tác phẩm văn chương, là sáng tạo ra thế giới tinh thần, một thế giới không chỉ cho mình. Do đó, công việc của người viết văn, của một nhà văn không chỉ là nghề mà còn là nghiệp.

Theo nhà văn Trịnh Bích Ngân (Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM), viết thứ gì đó không giản đơn. Bởi nhà văn phải có tài “múa bút” mới có thể tạo nên tác phẩm văn chương hấp dẫn, thu hút bạn đọc. “Bịa mà như thật, yếu tố quan trọng nhất của một tác phẩm văn chương. Bịa đòi hỏi trí tưởng tượng. Tưởng tượng càng phong phú, tác phẩm càng được cơi nới cả bề rộng lẫn chiều sâu. Thiếu tưởng tượng, chỉ có thể viết thể loại phi hư cấu mà ngay thể loại này cũng cần trí tưởng tượng”, nhà văn Bích Ngân cho biết.

Theo nhà văn Bích Ngân, viết văn nói riêng và làm nghệ thuật nói chung là công việc tự tìm lối thoát và ánh sáng cho riêng mình. “Viết văn với tâm thế đó, mới có thể sáng tạo được những tác phẩm chạm được vào cảm xúc người đọc. Đó là những tác phẩm viết từ mạch nguồn của chân – thiện – mỹ. Những tác phẩm tôn vinh nhân cách, tôn vinh sự yêu ghét rạch ròi, tôn vinh những con người suy nghĩ và hành động quyết liệt vì sự trung thực, lẽ công bằng, lòng nhân ái và luôn đặt lợi ích cộng đồng, lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia lên trên lợi ích bản thân”, nhà văn Bích Ngân khẳng định.


Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ký tặng sách cho bạn đọc

Là cái tên nổi tiếng trên văn đàn, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cho rằng, nhà văn ắt nhiên phải giỏi dùng chữ. Vì yêu cầu đầu tiên trong thao tác chữ nghĩa của nghề văn là phải chính xác. Giống như đường kim của thợ may hay viên gạch của thợ hồ, đặt lệch một li có khi lại đi hơn một dặm. Ví dụ đơn giản nhất, nhà văn phải dùng một cách phân biệt từ thánh thót khi nói về tiếng dương cầm và từ réo rắt khi mô tả tiếng vĩ cầm. Cũng như vậy, bập bùng để chỉ tiếng đàn ghita hay véo von dành cho tiếng tiêu, tiếng sáo… Đều là nhạc cụ, nhưng sắc thái âm thanh của từng loại khác nhau rõ rệt. Cũng như sự khác nhau giữa tiếng ăng ẳng của chó, quang quác của gà và ủn ỉn của lợn mà chúng ta nghe thấy hằng ngày.

“Muốn vậy phải có nhiều chữ để dùng. Giàu chữ là lời khen với một người làm nghề văn”, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh khẳng định.

Không có biên gii cho s sáng to

Với tư cách là một người đọc và một người mưu sinh bằng nghề viết, tác giả Phạm Lữ Ân tin rằng, viết không phải là đặc quyền riêng của các nhà văn. Để xuất bản một cuốn sách, tác giả cần giấy phép, cần tiền, cần sự hỗ trợ… nhưng để viết một cuốn sách thì chỉ cần mong muốn và sự quyết tâm của mình, không cần ai cho phép cả. Các nhà báo thường không phải là nhà văn nhưng điều đó không ngăn cản họ trở thành nhà văn nếu họ có một tiểu thuyết trong đầu và cố gắng viết nó ra. “Không có biên giới nào cho đề tài. Hãy viết đi, trong khi viết, bạn sẽ tìm kiếm những kỹ thuật viết văn, bạn sẽ tự học thêm để chỉnh sửa văn phạm và chính tả của mình. Bạn sẽ tự tìm cách sắp xếp các chương mục sao cho hợp lý, hoặc độc đáo, bạn sẽ tự tổ chức đường dây cốt truyện sao cho đơn giản, hay phức tạp. Bạn sẽ thay đổi từ ngữ và cấu trúc sao cho dễ hiểu hơn, hay khó hiểu hơn, tùy theo ý bạn muốn. Bạn sẽ cảm thấy ưa thích những câu dài, hoặc ngắn. Chẳng có biên giới nào cho sự sáng tạo, miễn là bạn muốn”, tác giả Ân khuyên.

Là nhà văn nổi tiếng, nhà văn Trần Đức Tiến cho rằng, những người hành nghề hay kêu khổ kêu nhọc,  thường là những người cẩu thả, hời hợt, có viết văn thì chữ nghĩa cũng nhạt. “Mình thường mất khá nhiều thì giờ cho việc đặt tên nhân vật. Văn hư cấu, bịa ra một cái tên người đâu khó? Khổ nỗi, mình luôn cảm thấy giữa cái tên nhân vật với câu chuyện về nhân vật đó luôn có mối liên hệ mơ hồ, bí ẩn, tên phải như thế nào đó mới ăn khớp với câu chuyện. Quang, Bình, Tuấn, Dung, Lan, Tuyết… những cái tên bịa ra mà không hợp, thì cả cái truyện sẽ khập khiễng, gãy đổ”, nhà văn Đức Tiến chia sẻ.


Để tác phẩm văn chương của mình hút độc giả, nhà văn phải có tài

Theo nhà văn Đức Tiến, một nhà văn có tài khi viết truyện, không thể không quan tâm và không biết cách tạo ra “không khí” cho tác phẩm của mình. Ngay từ câu mở đầu, phải làm cho người đọc cảm thấy mình vừa lạc vào một vùng khí hậu khác. Đọc hết tác phẩm thì bừng tỉnh. Bừng tỉnh, vì ngỡ đã thoát ra khỏi “vùng khí hậu” đó, nhưng không hẳn. Cùng với sự vỡ òa, thấm thía dần về ý nghĩa của câu chuyện thì cái nóng, cái lạnh, cái gờn gợn da thịt hay ngột ngạt bức bối… của nó cũng còn đeo đuổi, còn ám vào tâm trí họ mãi về sau. “Tạo ra không khí riêng đã khó. Giữ cho nó không bị “biến đổi khí hậu” trong suốt tác phẩm càng khó. Không ít trường hợp mở đầu rất có không khí, rất hứa hẹn, nhưng giữa chừng lạc giọng, hụt hơi, gãy đổ. Viết văn không dễ những nếu có cơ hội thì cứ viết. Viết bằng chính suy nghĩ, cảm xúc của mình. Sản phẩm tạo ra phải là của chính mình, không sao chép, copy từ người khác”, nhà văn Đức Tiến gợi ý.

Thúy Kiu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)