Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Khi sinh viên trường nghề thực hành ảo

Tạp Chí Giáo Dục

Thực hành ảo không chỉ thích ứng với những diễn biến khó lường của dịch Covid-19, mà còn là chuyện 'đi tắt đón đầu' trong công cuộc số hóa đào tạo nghề.
Thiết bị thực tế ảo dùng để thực hành của Trường CĐ Kỹ nghệ 2 ///  Ảnh: H.B
Thiết bị thực tế ảo dùng để thực hành của Trường CĐ Kỹ nghệ 2. ẢNH: H.B
Hàn ảo, sửa chữa ô tô ảo… trên các thiết bị thực tế ảo hay phần mềm hiện đại đang được nhiều trường CĐ đưa vào sử dụng. Thực hành ảo không chỉ thích ứng với những diễn biến khó lường của dịch Covid-19, mà còn là chuyện “đi tắt đón đầu” trong công cuộc số hóa đào tạo nghề.
Với đặc thù thời lượng thực hành chiếm tới 60 – 70% chương trình đào tạo, thời gian qua, các trường CĐ, trung cấp gặp không ít khó khăn vì dịch Covid-19 khiến việc thực hành bị gián đoạn vì sinh viên nghỉ học.

Tuy nhiên, nhiều trường CĐ đã biến thách thức thành cơ hội, bắt tay ngay vào quá trình xây dựng chương trình đào tạo thông minh để thích ứng với tình hình mới.
Tiến sĩ Bùi Văn Hưng, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II, cho biết: “Trước khi có dịch Covid-19, trường đã bắt tay vào việc xây dựng quy trình đào tạo trực tuyến theo định hướng số hóa của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. Đây là một xu thế chung của thế giới mà giáo dục nghề nghiệp không thể đứng ngoài cuộc. Lẽ ra quá trình chuyển đổi này sẽ diễn ra lâu hơn, nhưng dịch Covid-19 đã thúc đẩy các trường thực hiện nhanh chóng hơn, không còn chần chừ theo lộ trình nữa”.
Còn tiến sĩ Lê Đình Kha, Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, cho biết trường cũng sử dụng một số phần mềm mô phỏng để sinh viên có thể tự học, tự thực hành, hỗ trợ cho việc thực hành ở xưởng.
Đối với Trường CĐ Công thương TP.HCM, thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo, cho biết trường cũng đang lên kế hoạch trong tương lai sẽ sắm một số thiết bị thực tế ảo cho các nghề như hàn, công nghệ ô tô vì đây là xu thế tất yếu mà các trường CĐ cần hướng tới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Cho rằng việc thực hành trên một chiếc ô tô đời mới vô cùng đắt tiền và công nghệ thay đổi chóng mặt sẽ khiến các trường khó thường xuyên đáp ứng, tiến sĩ Phạm Hữu Lộc, Hiệu trưởng Trường CĐ Lý Tự Trọng, cho biết chọn giải pháp sử dụng phần mềm mô phỏng cho một số môn thực hành của nghề công nghệ ô tô.
“Chúng tôi mua những phần mềm mô phỏng các công nghệ tiên tiến của nước ngoài để sinh viên có thể thực hành ngay trên máy tính, những thao tác như lắp ráp, sửa chữa ô tô… Nếu mua một chiếc ô tô hiện đại thì chỉ trong thời gian ngắn, công nghệ của nó đã thay đổi, trường cũng không đủ kinh phí để thường xuyên mua mới. Quan trọng là với các phần mềm mô phỏng hay thiết bị thực tế ảo, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, việc thực hành của sinh viên trường nghề sẽ vẫn được bảo đảm”, tiến sĩ Lộc nhìn nhận.
Tiến sĩ Hoàng Văn Phúc, Hiệu trưởng Trường CĐ Bách khoa Sài Gòn, cho hay trường đã xây dựng ngân hàng câu hỏi với mỗi môn có bộ đề khoảng 300 câu, mỗi đề từ 60 – 90 câu trắc nghiệm. “Thời gian qua, việc học và thi trực tuyến chiếm khoảng 30%, tới cuối học kỳ 2 việc thi trực tuyến sẽ chiếm 50%.
Theo Mỹ Quyên/TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)