Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Khi thầy cô giáo kiêm nhân viên… bảo hiểm

Tạp Chí Giáo Dục

Ch tiêu 100% hc sinh bt buc phi tham gia BHYT mi năm hc đang tr thành áp lc ca mi nhà trưng, giáo viên.


Ch tiêu 100% hc sinh tham gia BHYT trong trưng hc khiến nhiu giáo viên, nhà trưng gp áp lc

Mới đây câu chuyện một phụ huynh tại Hà Tĩnh xông vào “hỏi chuyện” nhà trường khi trường nhắc nhở học sinh trước sân cờ về việc học sinh chưa tham gia BHYT đã làm dấy lên những tranh cãi về việc nhà trường phải thực hiện việc thu BHYT học sinh với chỉ tiêu phải đạt 100%.

Muôn chuyn khi thu BHYT

Tại Trường TH An Bình (TP.Thủ Đức), để đạt được tỷ lệ 100% học sinh tham gia BHYT hàng năm, nhà trường phải thực hiện rất nhiều phương thức. Một trong những phương thức đó là rà soát, quan tâm, hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ về BHYT.

“Mỗi năm con số học sinh cần hỗ trợ về BHYT dao động khoảng trên dưới vài chục em. Đầu năm học GVCN sẽ nắm thông tin của học sinh, hoàn cảnh gia đình các em để báo với nhà trường. Từ con số đó, nhà trường sẽ thực hiện các biện pháp kêu gọi mạnh thường quân hỗ trợ các em” – cô Phạm Thị Thùy Trang – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.

Theo cô Trang, ngoài hỗ trợ về BHYT cho học sinh khó khăn thì công tác thu BHYT học sinh hàng năm khó khăn nhất trong công tác vận động phụ huynh học sinh tham gia BHYT bởi không phải phụ huynh nào cũng hiểu về vai trò, tầm quan trọng của BHYT học sinh, thậm chí có phụ huynh còn cho rằng khoản này là nhà trường đang ép phụ huynh tham gia. Bên cạnh đó là một bộ phận phụ huynh học sinh có điều kiện đã cho con em mình tham gia BHYT tự nguyện tại gia đình, vì vậy không có nhu cầu tham gia BHYT học đường, nhà trường rất khó trong việc giải thích, thuyết phục phụ huynh học sinh tham gia.

“Năm nào cũng sẽ có những trường hợp phụ huynh nhất quyết không tham gia BHYT không phải vì không có điều kiện mà vì hoặc là gia đình đã đăng ký cho trẻ tham gia BHYT tự nguyện hoặc là không hiểu hết về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc cho trẻ tham gia BHYT. Những trường hợp này giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng phải cùng vào cuộc, giải thích cặn kẽ, thông tin, thuyết phục. Vậy nhưng không phải phụ huynh nào cũng hiểu hết…” – cô Phạm Thị Thùy Trang bày tỏ.

Tương tự, hiệu trưởng một trường THPT tại TP.Thủ Đức cho hay, áp lực về chỉ tiêu 100% học sinh tham gia BHYT luôn khiến nhà trường “mệt mỏi”. Để không bị phê bình, nhắc nhở, nhà trường phải sáng tạo trong cách thức vận động, thực hiện BHYT.


Tham gia BHYT là đm bo quyn li cho hc sinh

“Tỷ lệ học sinh khó khăn của trường rất cao, dao động từ 30-40% vì đa phần gia đình học sinh là người lao động tự do, công nhân, tiền ăn trưa bán trú cho học sinh có khi nhiều phụ huynh còn không đóng nhà trường phải hỗ trợ. Do đó, với những em này thì nhà trường phải đi xin mạnh thường quân để hỗ trợ các em về thẻ BHYT suốt 3 năm học, có khi ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm mỗi người hỗ trợ một em để các em có BHYT và nhà trường đạt tỷ lệ 100%”.

Mặc dù vậy, hiệu trưởng này thẳng thắn, giáo viên cực kỳ áp lực khi vận động phụ huynh tham gia BHYT. Nhiều giáo viên chủ nhiệm chia sẻ rằng một số phụ huynh không hiểu về BHYT, không cho con tham gia đến khi giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở thì lại “bóc phốt” lên mạng xã hội…

Xin đng đưa ch tiêu 100% hc sinh tham gia BHYT vào trưng hc

Cô Nguyễn Thị Thu Hương – giáo viên một trường tiểu học tại TP.HCM kể, để đảm bảo đủ chỉ tiêu lớp tham gia BHYT, thường khi lớp còn khoảng trên chục em cô sẽ nhắn cho từng phụ huynh để phụ huynh đóng. Dù vậy, đến thời hạn đóng sẽ vẫn có những phụ huynh không đóng, lúc này để đảm bảo chỉ tiêu 100% học sinh trong lớp tham gia BHYT, cô luôn phải bỏ tiền túi của mình ra để đóng trước cho học sinh.

“Năm nào cũng ít thì vài ba thẻ, năm nhiều có khi lên đến chục thẻ. Và hầu như khi giáo viên bỏ tiền ra đóng cho học sinh rồi thì phụ huynh sẽ không đóng lại cho giáo viên, thầy cô cũng không tiện để đi đòi nợ phụ huynh, thậm chí nếu có nhắc thì phụ huynh nói “tôi có đồng ý cho con tôi tham gia BHYT ở trường đâu mà cô đóng” – cô Hương ngậm ngùi.

Không chỉ dừng ở chuyện thu tiền BHYT, cô Hương cho biết trong câu chuyện BHYT học sinh còn đi kèm theo rất nhiều câu chuyện khác. Đó là việc lập danh sách học sinh, tra cứu mã BHYT, điều tra việc phụ huynh sẽ đăng ký khám chữa bệnh cho con ở đâu, xong giáo viên tải lên phần mềm của BHXH, y như một nhân viên BHXH…

“Có khi đang ở trên lớp dạy mà phải lật đật để điền thông tin ngày tháng năm sinh, quê quán cho học sinh, ảnh hưởng đến việc học trên lớp của học sinh. Ngoài công việc chuyên môn, việc thu BHYT cũng khiến giáo viên trăn trở, nếu lớp không đạt 100% học sinh tham gia thì lại không đạt, nếu giáo viên có nhắc nhở phụ huynh thì với những phụ huynh không hiểu lại cho rằng thầy cô đang gây áp lực, vẽ ra thêm các khoản thu để có thành tích… từ chuyện này mà gây xáo mòn niềm tin của phụ huynh, xã hội với thầy cô giáo, với giáo dục”, cô Hương bày tỏ.

Giáo viên này cho rằng, để giảm áp lực cho thầy cô, để thầy cô chuyên tâm vào chuyên môn và giáo dục học sinh thì cần phải trả lại đúng vai trò cho thầy cô. Xin đừng đặt chỉ tiêu 100% học sinh tại trường tham gia BHYT. Việc thu BHYT học sinh nên trả về địa phương thu theo hộ gia đình, nhà trường chỉ hỗ trợ một phần, đừng đặt chỉ tiêu.

Trưởng phòng GD-ĐT một địa phương tại TP.HCM chia sẻ, bao nhiêu năm nay câu chuyện phấn đấu 100% học sinh trên địa bàn quận tham gia BHYT luôn là trăn trở của ngành giáo dục trên địa bàn quận. Việc chăm lo cho học sinh khó khăn có thẻ BHYT các nhà trường đều rất nỗ lực và làm rất tốt, hầu hết học sinh khó khăn đều có thẻ BHYT theo hình thức này. Tuy nhiên, một bộ phận phụ huynh không cần hỗ trợ và nhất quyết không tham gia BHYT với lý do trẻ đã tham gia BHYT tự nguyện…

“BHYT học sinh là bắt buộc và là quyền lợi của học sinh. Hầu hết phụ huynh đều hiểu, đều tham gia đầy đủ chỉ những gia đình thực sự khó khăn không có điều kiện tham gia thì nhà trường đều hỗ trợ, xoay xở tìm đủ mọi cách để những học sinh này được tham gia BHYT. Thế nhưng vẫn còn một bộ phận nhỏ phụ huynh không hiểu, không tham gia, gây khó khăn cho các nhà trường khi chỉ tiêu thu BHYT được giao trực tiếp về cho mỗi nhà trường, địa phương…” – vị này phân trần.

Đ Giang Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)