Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

“Khiên chắn” đẩy lùi bạo lực học đường

Tạp Chí Giáo Dục

Nhm hóa gii và đy lùi bo lc hc đưng, ti TP.HCM, nhiu trưng hc đã xây dng đưc nhng mô hình giáo dc ý nghĩa, hiu qu. T nhng mô hình giáo dc này, hc sinh “dám nói lên tiếng nói ca mình”, đưc to điu kin đ phát huy năng lc, rèn luyn k năng sng, gn kết tình cm bn bè…


Lãnh đo Trưng THPT Võ Văn Kit đi thoi vi hc sinh nhà trưng v ch đ xây dng văn hóa hc đưng

Đây được coi là “tấm khiên chắn” giúp môi trường học đường trở nên thân thiện, lành mạnh.

Xây dng “đi hình phn ng nhanh” phòng chng bo lc hc đưng

Từng có thời điểm được coi là “điểm nóng” phát sinh bạo lực học đường, song hiện nay Trường THPT Tenlơman (Q.1) nổi lên là một trong những ngôi trường có tiếng về môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, chất lượng giáo dục đào tạo nâng lên rõ rệt. Để làm được điều này, thầy Nguyễn Văn Thành (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết ông đã phải làm một “cuộc cách mạng”, thậm chí là làm những điều “chưa từng có tiền lệ” trong nhà trường. Thầy Thành nhận định, đối tượng thường phát sinh bạo lực học đường là những học sinh thường gặp các vấn đề trong cuộc sống, các em ít được lắng nghe, thấu hiểu, chuyện trò, thậm chí là ít được quan tâm. Đứng trước những mâu thuẫn giữa bạn bè, các em không biết cách hóa giải hoặc muốn hóa giải bằng cách thể hiện bản thân. “Với những đối tượng này, tôi gọi các em vào phòng ăn bánh, uống nước trà chuyện trò, chia sẻ, lắng nghe tâm tư, tình cảm, câu chuyện của các em. Rồi giao cho các em những nhiệm vụ hỗ trợ cùng lớp, nhà trường, động viên các em cố gắng. Khi thấy được quan tâm, thấy được vai trò của mình trong lớp, trong trường, đa phần các em sẽ dần thay đổi”, thầy Thành nói.

Không chỉ vậy, góp phần vào cải thiện môi trường giáo dục, đẩy lùi bạo lực học đường, Trường THPT Tenlơman còn xây dựng một “đội ngũ ăng-ten bí mật” nhằm phát hiện sớm những mâu thuẫn của học sinh trong nhà trường. “Đội ngũ ăng-ten này là học sinh đến từ các lớp song hoạt động một cách bí mật. Các em có nhiệm vụ quan sát, phát hiện sớm những mâu thuẫn của bạn bè trong lớp, trong trường rồi báo với giáo viên chủ nhiệm, Ban Giám hiệu hay Đoàn Thanh niên để có hướng can thiệp kịp thời, hóa giải mâu thuẫn”, thầy Thành chia sẻ.

Xây dựng “đội hình phản ứng nhanh” cũng là cách thức được Trường THPT Võ Văn Kiệt (Q.8) triển khai nhằm đẩy lùi bạo lực học đường, hướng đến môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh. Thành viên “đội hình phản ứng nhanh” đến từ các khối lớp, là những học sinh được “chọn mặt gửi vàng”, giúp Ban Giám hiệu nắm bắt kịp thời những thông tin, từ đó điều chỉnh phù hợp. Cạnh đó, trường cũng tạo ra đa dạng các kênh để lắng nghe tiếng nói học sinh, trao quyền để học sinh thể hiện chính kiến của mình. “Ngoài hộp thư góp ý, trường cũng xây dựng kênh Fanpage Đoàn trường. Tới đây, Đoàn trường sẽ xây dựng thêm một hộp thư điện tử để ghi nhận ý kiến đóng góp của học sinh trong mọi lĩnh vực, từ hoạt động giảng dạy, rèn luyện cho đến cơ sở vật chất hay các vấn đề mà các em gặp phải, từ đó có cách thức can thiệp, thay đổi, tiệm cận gần hơn với học sinh”, cô Lê Thị Hồng Anh (Phó Hiệu trưởng nhà trường) thông tin.

Mặc dù vậy, để các kênh thông tin phát huy hiệu quả, đúng nghĩa là nơi “học sinh dám nói lên tiếng nói của mình”, cô Hồng Anh cho rằng trước hết người quản lý phải làm cho học sinh cảm thấy tin tưởng và thích. Chỉ khi các em thấy thích mình, tin tưởng mình thì các em mới dám nói cho mình biết “tiếng nói của các em”, cung cấp cho mình thông tin để kịp thời xử lý, can thiệp. “Trong rất nhiều sự việc phát sinh bạo lực học đường trong nhà trường, một phần là từ phía giáo viên đã không thể với tới được “mảng sâu thẳm” của học sinh để các em chia sẻ với mình. Nhưng nếu người giáo viên làm cho học sinh tin tưởng, chiếm được tình cảm của các em thì câu chuyện nhiều khi đã rất khác”, cô Hồng Anh nói.

Giáo dc hc sinh li sng đp

Thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Q.10) cho rằng “khiên chắn” giúp đẩy lùi bạo lực học đường trong nhà trường không gì khác là phải được làm từ gốc rễ. Tức là, phải làm sao để học sinh tự ý thức được trách nhiệm của bản thân, nhận thức sâu sắc lối sống biết sẻ chia, yêu thương, sống đẹp. “Sống đẹp trong từng hành động, từng việc làm. Sống đẹp là sống biết nỗ lực vươn lên trong nghịch cảnh, sống đẹp là sống biết trân trọng những người xung quanh, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội. Sống đẹp không chỉ trong đời thực, biết giúp đỡ bạn bè xung quanh mà còn là sống đẹp trên môi trường không gian mạng, ý thức trong từng nút like, share, sử dụng mạng xã hội một cách thông minh”, thầy Phú phân tích.

Theo thầy Phú, để học sinh tự ý thức được tinh thần, lối sống đẹp, nhà trường phải thường xuyên giáo dục, lồng ghép đa dạng các hoạt động, cách thức, hướng đến mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh. “Bằng đa dạng các hoạt động trao đổi, chia sẻ, những buổi nói chuyện tâm tình với học sinh về trách nhiệm sống, về tình yêu thương, về tình bạn, về lối sống đẹp, từng chút một sẽ là phù sa bồi đắp, nuôi dưỡng trong các em hạt giống của tình yêu thương. Không chỉ vậy, thông qua các sân chơi trải nghiệm vừa học vừa chơi ở mọi lĩnh vực từ học thuật, văn hóa – văn nghệ đến thể dục – thể thao sẽ tạo môi trường để học sinh được bộc lộ năng khiếu, phát triển toàn diện. Quan trọng hơn, chính những sân chơi này sẽ là nơi gắn kết học sinh với nhau, thắt chặt mối quan hệ tình cảm thầy trò, bạn bè, tạo môi trường thân thiện, hạn chế và đẩy lùi bạo lực học đường”, thầy Phú chia sẻ.


Hc sinh Trưng THPT Nguyn Du đưc chú trng giáo dc li sng đp qua các hot đng văn hóa

Nhìn nhận từ thực tế đơn vị mình, cô Lý Thị Hồng Thắm (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Công Trứ, Q.Gò Vấp) cho hay, giáo dục học sinh tránh xa bạo lực học đường là việc cần làm một cách xuyên suốt, kết hợp linh hoạt giữa các hoạt động giáo dục văn hóa và rèn luyện, vui chơi chứ không thể ngày một ngày hai. “Bên cạnh các hoạt động thi đua tạo sân chơi để học sinh gắn bó tình cảm với nhau, xây dựng tình bạn đẹp thì trong từng tiết học, đặc biệt là tiết học giáo dục công dân, trường luôn khuyến khích giáo viên qua những câu chuyện thật giáo dục học sinh về ý thức pháp luật, biết việc gì nên làm và việc gì không nên làm. Đồng thời tăng cường giáo dục học sinh ý thức sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, không quá sa đà, lệ thuộc vào môi trường ảo”, cô Hồng Thắm cho hay.

Ở vai trò đồng tác giả dự án “Chuyến xe trải nghiệm” – dự án trang bị kỹ năng sống cho học sinh, cô Lê Thị Hồng Anh cho rằng học sinh cần có nhiều hơn nữa sân chơi trải nghiệm để các em phát huy năng khiếu, giải tỏa năng lượng, tăng cường tình cảm bạn bè… “Qua các sân chơi trải nghiệm, các em vừa học vừa chơi, vừa trang bị kỹ năng sống, nhận diện được hành vi bạo lực. Chỉ khi được trang bị toàn diện, từ học tập cho đến kỹ năng sống, các em sẽ đối diện xử lý một cách khôn ngoan trước những xung đột học đường”, cô Hồng Anh nói.

Bài, ảnh: Quang Long

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)