Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Khó chịu với nhà vệ sinh bệnh viện

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ti các bnh vin (BV) hin nay, nhà v sinh (NVS) hu như đu quá ti do lưng ngưi đông, cht lưng yếu kém và quan trng hơn là không đưc quan tâm đúng mc.

S lưng bnh nhân đông cũng là nguyên nhân gây ra tình trng quá ti, xung cp các NVS ti các BV công (nh chp ti BV Nhi đng 2)

Vì thế theo kết quả khảo sát gần đây, trong khi gần 80% ý kiến hài lòng về chất lượng khám chữa bệnh tại các BV công thì còn lại hơn 20% ý kiến chưa thật sự hài lòng một số dịch vụ khác trong BV mà chủ yếu nhất là chê NVS dơ bẩn, bốc mùi khó chịu và thường xuyên đóng cửa.

Khó chu vi các NVS trong BV

Mấy ngày gần đây ngành y trong cả nước thật sự quan tâm tới câu nói của nữ Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong Hội nghị Giảm thời gian chờ khám, cải thiện NVS BV với nội dung: “NVS của BV bẩn tức là giám đốc bẩn và các trưởng khoa bẩn”. Một lần nữa câu phát biểu “gây bão” này muốn khẳng định dù là NVS, nhưng nếu không sạch sẽ thì trách nhiệm trước hết thuộc về đội ngũ cán bộ quản lý trong các cơ sở y tế.

Nằm điều trị ung thư giai đoạn 3 trong BV Ung bướu TP.HCM cách đây vài năm, ngoài những nỗi lo về sức khỏe và tiền bạc, chị Đặng Thị Liệu, ngụ ở thị trấn Bảo Lộc, Lâm Đồng còn có nỗi lo đi vệ sinh vào mỗi buổi sáng. “Ở đây khoa nào cũng đông người bệnh, có giường phải nằm 2, 3 người nên khổ nhất là mỗi lần đi vệ sinh. Hầu như lúc nào cũng phải chờ đợi xếp hàng nhất là lúc cao điểm vào sáng sớm. Mỗi lần vào NVS là tôi lại nhanh chóng muốn ra ngay vì nước ngập ngụa, mùi khó chịu, thùng rác đủ các loại rác dơ bẩn nhìn thấy là sợ”. Theo bà Liệu, ngoài một số bệnh nhân sức yếu vệ sinh tại chỗ thì đa số là thân nhân nuôi bệnh vì hầu hết họ coi BV là nhà lâu lâu mới về quê rồi lại lên ngay. Mặc dù hàng ngày nhân viên lao công vẫn vào lau chùi, quét dọn theo lịch nhưng do số lượng người đông nên “cung vẫn không đủ cầu”. Cũng do sử dụng nhiều và ít sửa sang nên hầu hết các toilet 3 khu đã cũ kỹ, xuống cấp như hư vòi nước, không có gáo dội, thùng rác quá nhỏ, lâu lâu lại tắc nghẹt đường ống… 

Đó cũng là tình trạng thường xuyên xảy ra ở NVS tầng trệt khoa khám của BV Nhân dân Gia Định, BV quận 7, BV Gò Vấp trước đây. Tại BV Nhân dân Gia Định hàng ngày Khoa Cấp cứu và Khoa Khám ở tầng trệt có cả ngàn người đến đây khám bệnh và ngồi chờ lãnh thuốc thế nhưng tầng trệt chỉ có một NVS nhỏ bé ngay gần bãi giữ xe.

“Thay máu” v cơ chế qun lý

Hầu hết các NVS của BV thường giao cho tổ vệ sinh quản lý và thường xuyên quét dọn lau chùi theo quy định. Tuy nhiên không phải người nào vào đây cũng có ý thức giữ gìn vệ sinh được tốt. Đây chính là nguyên nhân đầu tiên gây ra cảnh dơ bẩn trong NVS của các BV. Chị L. – một lao công của BV Nhân dân Gia Định sau một ngày làm việc lúc nào cũng than: “Ngoài một số người có ý thức vẫn còn nhiều người gần như vô trách nhiệm với NVS trong BV nhất là đi vệ sinh xong là quên xả nước hoặc xả nước cho có. Bồn cầu hay bị nghẹt là do họ ném giấy, bọc ni-lông, mẩu thuốc lá, tăm xỉa răng, vỏ thuốc tây vào. Tệ hơn có người còn khạc nhổ, tiêu tiểu bừa bãi không đúng nơi quy định dù đã có bảng hướng dẫn thậm chí nhắc nhở trực tiếp mà họ không nghe đôi khi còn cãi lại với thái độ khó chịu”.

Đ có đưc cht lưng tt như hin ti, BS Phm Hu Quc – Giám đc BV qun Gò Vp – cho hay, mi tháng tr chi phí trung bình xp x c 100 triu đng cho mt công ty v sinh “bao thu” luôn. Tuy giá c có mc nhưng cht lưng NVS tht s an tâm hơn nhiu.

Bên cạnh lực lượng nhân viên vệ sinh làm việc hết trách nhiệm vẫn còn một số người vẫn chưa thật chuyên tâm, dù biết NVS dơ bẩn nhưng vẫn bỏ bê, làm việc chiếu lệ mặc dù đã được ban lãnh đạo BV nhắc nhở và phê bình. Gần đây, một số BV đã bắt đầu thay đổi cơ chế quản lý bằng cách thuê mướn các công ty chuyên về dịch vụ vệ sinh BV chuyên nghiệp thay cho đội ngũ nhân viên lao công trong nội bộ như trước đây. Sau khi chuyển sang nơi làm việc mới trên đường Quang Trung, BV quận Gò Vấp thật sự đã “lột xác”, trong đó có hệ thống NVS cao cấp giống như trong một số nhà hàng, khách sạn. Ngoài các khoa, phòng có NVS riêng, toàn BV có 12 NVS dành cho người bệnh đủ các thành phần nam, nữ, người khuyết tật. Bên cạnh bồn tiểu, bồn cầu còn có phòng tắm, bồn rửa mặt, gương soi với chất liệu xây dựng tốt. Đây là sự “thay máu” về cơ chế quản lý hành chính và dịch vụ công. Đó cũng là cách làm mới của BV Nhi đồng 1 khi hợp đồng với một đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh BV có chất lượng tốt hơn dù chi phí cũng cao hơn như BS Nguyễn Thanh Hùng – Giám đốc BV trao đổi.

Để có được chất lượng tốt như hiện tại, BS Phạm Hữu Quốc – Giám đốc BV quận Gò Vấp – cho hay, mỗi tháng trả chi phí trung bình xấp xỉ cả 100 triệu đồng cho một công ty vệ sinh “bao thầu” luôn. Tuy giá cả có mắc nhưng chất lượng NVS thật sự an tâm hơn nhiều. Nhìn lại so với các BV công, NVS của những BV tư như Pháp – Việt, Tâm Đức (quận 7) đã đạt chuẩn cách đây nhiều năm.

Bài, nh: Nguyn Phương Đăng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)