Việc lựa chọn ngành nghề luôn là một việc khó khăn đối với các sinh viên, nhất là đối với các du học sinh, khi mà việc này liên quan trực tiếp đến cuộc sống nơi đất khách.
Chọn ngành du học đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống nơi đất khách (ảnh minh họa) |
Ngành này đang “hot” lắm!
“Ngành kinh tế đang “hot” lắm, không học kinh tế thì học ngành gì?”, “Bây giờ ai còn học ngành máy nữa, làm kỹ sư nghèo mà vất lắm”, “Mình học tin học, về nước rồi chẳng biết làm gì, ngành này bây giờ chẳng ai cần”,… Nhiều du học sinh đã từng băn khoăn khi lựa chọn ngành nghề điền vào bộ hồ sơ du học.
Không phải ai cũng có sự hình dung đầy đủ về nghề nghiệp sẽ làm trong tương lai, mặt khác lại không có người từng trải giúp đỡ hướng nghiệp một cách đúng đắn. Và cũng đã không ít người phải ngậm ngùi chia tay với những kiến thức đã dùi mài ở nơi đất khách, để làm trái ngành, trái nghề…
Đôi khi, các du học sinh lựa chọn ngành học theo xu hướng thời đại. Có những người yêu thích nghiên cứu khoa học, chế tạo máy móc, nhưng vì công việc trong ngành nghiên cứu rất vất vả, lương thấp, số lượng tuyển dụng không cao, do vậy nhiều du học sinh dễ dàng gạt bỏ niềm đam mê của mình, để lựa chọn chạy theo những ngành “hot” của thị trường.
Đầu những năm 2000, khi mạng internet bắt đầu phát triển ở Việt Nam, các công việc liên quan đến ngành tin học trở nên rất thịnh hành, thì ngay lập tức, rất nhiều gia đình đã lựa chọn cho con mình đi du học theo ngành Tin học. Nhưng sau 3-5 năm từ đất khách trở về, các bạn đều nhận thấy, các công việc liên quan đến chuyên ngành của mình chỉ còn lại rất ít, phần lớn đã dành cho các bạn học đại học tại Việt Nam, vừa có thời gian thực tập, vừa có kinh nghiệm với môi trường làm việc trong nước.
Khoảng những năm 2005- 2007, thị trường chứng khoán tại Việt Nam đột nhiên phát triển nhanh chóng, nhà nhà chơi cổ phiếu, người người chơi cổ phiếu. Thì ngay lập tức, ngành học về thị trường chứng khoán cũng trở nên “nóng” như những sàn cổ phiếu. Và kéo theo những du học sinh quyết định chọn ngành này với hy vọng sẽ tìm được 1 chỗ làm thật tốt trong tương lai. Nhưng không ai có thể ngờ rằng, chỉ 5 năm sau, thị trường chứng khoán tại Việt Nam lại quay về vị trí bấp bênh như ban đầu. Và những du học sinh sau 5 năm miệt mài đèn sách, bỗng cảm thấy triển vọng công việc thật xa vời.
Quản trị kinh doanh, quản lý khách sạn, tổ chức sự kiện kinh tế đối ngoại, kinh tế thị trường, tài chính,… cũng như tất cả những ngành học liên quan đến kinh tế hiện nay đang rất thu hút du học sinh. Tuy nhiên, nếu chỉ vì những suy nghĩ như dễ kiếm việc, lương cao, ngành “hot”,.. mà thiếu đi đam mê, lâu dần việc học cũng trở nên kém hấp dẫn, và các du học sinh cũng không còn hào hứng với ngành học của mình.
“Bạn mình ai cũng học ngành này”
Vân Trang (du học sinh Pháp) tâm sự: “Hầu như lứa du học sinh tụi mình khi du học Pháp đều chọn ngành kinh tế. Nghe lời bạn bè, mình cũng đăng kí học kinh tế vì nghe nói rất dễ kiếm việc. Thế là ước mơ học kiến trúc của mình đã bị gác lại”.
“Ngành kinh tế đang “hot” lắm, không học kinh tế thì học ngành gì?”, “Bây giờ ai còn học ngành máy nữa, làm kỹ sư nghèo mà vất lắm”, “Mình học tin học, về nước rồi chẳng biết làm gì, ngành này bây giờ chẳng ai cần”,… Nhiều du học sinh đã từng băn khoăn khi lựa chọn ngành nghề điền vào bộ hồ sơ du học.
Không phải ai cũng có sự hình dung đầy đủ về nghề nghiệp sẽ làm trong tương lai, mặt khác lại không có người từng trải giúp đỡ hướng nghiệp một cách đúng đắn. Và cũng đã không ít người phải ngậm ngùi chia tay với những kiến thức đã dùi mài ở nơi đất khách, để làm trái ngành, trái nghề…
Đôi khi, các du học sinh lựa chọn ngành học theo xu hướng thời đại. Có những người yêu thích nghiên cứu khoa học, chế tạo máy móc, nhưng vì công việc trong ngành nghiên cứu rất vất vả, lương thấp, số lượng tuyển dụng không cao, do vậy nhiều du học sinh dễ dàng gạt bỏ niềm đam mê của mình, để lựa chọn chạy theo những ngành “hot” của thị trường.
Đầu những năm 2000, khi mạng internet bắt đầu phát triển ở Việt Nam, các công việc liên quan đến ngành tin học trở nên rất thịnh hành, thì ngay lập tức, rất nhiều gia đình đã lựa chọn cho con mình đi du học theo ngành Tin học. Nhưng sau 3-5 năm từ đất khách trở về, các bạn đều nhận thấy, các công việc liên quan đến chuyên ngành của mình chỉ còn lại rất ít, phần lớn đã dành cho các bạn học đại học tại Việt Nam, vừa có thời gian thực tập, vừa có kinh nghiệm với môi trường làm việc trong nước.
Khoảng những năm 2005- 2007, thị trường chứng khoán tại Việt Nam đột nhiên phát triển nhanh chóng, nhà nhà chơi cổ phiếu, người người chơi cổ phiếu. Thì ngay lập tức, ngành học về thị trường chứng khoán cũng trở nên “nóng” như những sàn cổ phiếu. Và kéo theo những du học sinh quyết định chọn ngành này với hy vọng sẽ tìm được 1 chỗ làm thật tốt trong tương lai. Nhưng không ai có thể ngờ rằng, chỉ 5 năm sau, thị trường chứng khoán tại Việt Nam lại quay về vị trí bấp bênh như ban đầu. Và những du học sinh sau 5 năm miệt mài đèn sách, bỗng cảm thấy triển vọng công việc thật xa vời.
Quản trị kinh doanh, quản lý khách sạn, tổ chức sự kiện kinh tế đối ngoại, kinh tế thị trường, tài chính,… cũng như tất cả những ngành học liên quan đến kinh tế hiện nay đang rất thu hút du học sinh. Tuy nhiên, nếu chỉ vì những suy nghĩ như dễ kiếm việc, lương cao, ngành “hot”,.. mà thiếu đi đam mê, lâu dần việc học cũng trở nên kém hấp dẫn, và các du học sinh cũng không còn hào hứng với ngành học của mình.
“Bạn mình ai cũng học ngành này”
Vân Trang (du học sinh Pháp) tâm sự: “Hầu như lứa du học sinh tụi mình khi du học Pháp đều chọn ngành kinh tế. Nghe lời bạn bè, mình cũng đăng kí học kinh tế vì nghe nói rất dễ kiếm việc. Thế là ước mơ học kiến trúc của mình đã bị gác lại”.
Nhữnghội thảo du học giúp ích rất nhiều trong quyết định chọn ngành của du học sinh
Cũng như Vân Trang, không ít du học sinh khi điền tên ngành học vào hồ sơ, đã “điền y chang” bạn bè của mình. Tâm lý số đông dường như ảnh hưởng không ít đến quyết định của các bạn. Có “chiến hữu” học cùng, chúng nó học được chắc mình cũng học được, chẳng biết chọn ngành gì thôi thì điền theo các bạn,… là những lý do được các bạn đưa ra để giải thích về tâm lý ăn theo này.
Cá biệt hơn, có những du học sinh còn giải thích về việc chọn ngành một cách rất “ngây ngô”: “Dân Việt Nam mình học toán ăn đứt bọn Tây, mình chọn học kinh tế là chuẩn rồi.” Câu nói này chứng tỏ một điều rằng các bạn không hề tìm hiểu và có sự hiểu biết về môi trường học ở nước ngoài.
Có thể đối với các du học sinh Việt Nam, các bạn có thể giải quyết các bài tập lý thuyết ngon ơ, nhưng ngược lại, những môn học thực hành, bài tập nhóm, thực tập cọ xát với thực tế,… thì các bạn sinh viên nước ngoài luôn khiến chúng ta phải đuổi theo rất vất vả.
Khá nhiều các bạn trẻ đã được xác định từ khi còn đang ngồi trên ghế trung học, là sẽ đi du học, đi nước nào, ở thành phố nào, ở như thế nào, ở với ai,… nhưng học gì thì chưa biết? Cũng có nhiều bạn lại có suy nghĩ, đi du học là để học phong cách sống, thay đổi môi trường sống, còn học gì chẳng được, miễn là được đi “Tây”.
Nhiều du học sinh không có kế hoạch rõ ràng trước khi du học. Nên học gì, chuẩn bị những gì, như thế nào – các bạn chưa bao giờ nghĩ đến. Việc chọn nghề khi đi du học thật sự là một lần đánh cược, vì nếu chọn sai, bạn có rất ít cơ hội được chọn lại, vì những lí do liên quan đến tiền bạc và thời gian.
Đúng là hiện nay, thực tế cuộc sống có thể khiến cho một người học tài chính làm trong ngành du lịch, một kỹ sư cơ khí có thể làm chuyên viên thiết kế web, một sinh viên kinh tế có thể viết báo, và rất nhiều người thật sự làm tốt công việc trái ngành học nhờ biết khai thác những khả năng tiềm ẩn của mình. Nhưng, có định hướng nghề nghiệp đúng ngay từ những bước ban đầu, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức một cách đáng kể.
Việc xác định ngành học có liên quan rất nhiều đến cuộc sống du học của bạn. Đơn giản như một sinh viên kiến trúc sẽ phải tốn nhiều sinh hoạt phí vào việc mua đồ dùng học tập hơn một sinh viên kinh tế. Hay một du học sinh ngành y bị cấm làm thêm (tại một số nước). Các bạn cần xác định được ngành nghề của mình để có những chuẩn bị cho cuộc sống du học.
Việc lựa chọn ngành nghề của các bạn nên dựa trên những tiêu chí sau: thế mạnh và đam mê của mình, khả năng tài chính của gia đình, mục tiêu lâu dài của bản thân, nhu cầu của xã hội,…
Hãy nhớ, việc chọn ngành nghề khi đi du học sẽ ảnh hưởng và chi phối trực tiếp cuộc sống của bạn sau này. Vì vậy đừng bao giờ coi nhẹ nó. Hãy lựa chọn và đưa ra những quyết định sáng suốt nhất.
Cá biệt hơn, có những du học sinh còn giải thích về việc chọn ngành một cách rất “ngây ngô”: “Dân Việt Nam mình học toán ăn đứt bọn Tây, mình chọn học kinh tế là chuẩn rồi.” Câu nói này chứng tỏ một điều rằng các bạn không hề tìm hiểu và có sự hiểu biết về môi trường học ở nước ngoài.
Có thể đối với các du học sinh Việt Nam, các bạn có thể giải quyết các bài tập lý thuyết ngon ơ, nhưng ngược lại, những môn học thực hành, bài tập nhóm, thực tập cọ xát với thực tế,… thì các bạn sinh viên nước ngoài luôn khiến chúng ta phải đuổi theo rất vất vả.
Khá nhiều các bạn trẻ đã được xác định từ khi còn đang ngồi trên ghế trung học, là sẽ đi du học, đi nước nào, ở thành phố nào, ở như thế nào, ở với ai,… nhưng học gì thì chưa biết? Cũng có nhiều bạn lại có suy nghĩ, đi du học là để học phong cách sống, thay đổi môi trường sống, còn học gì chẳng được, miễn là được đi “Tây”.
Nhiều du học sinh không có kế hoạch rõ ràng trước khi du học. Nên học gì, chuẩn bị những gì, như thế nào – các bạn chưa bao giờ nghĩ đến. Việc chọn nghề khi đi du học thật sự là một lần đánh cược, vì nếu chọn sai, bạn có rất ít cơ hội được chọn lại, vì những lí do liên quan đến tiền bạc và thời gian.
Đúng là hiện nay, thực tế cuộc sống có thể khiến cho một người học tài chính làm trong ngành du lịch, một kỹ sư cơ khí có thể làm chuyên viên thiết kế web, một sinh viên kinh tế có thể viết báo, và rất nhiều người thật sự làm tốt công việc trái ngành học nhờ biết khai thác những khả năng tiềm ẩn của mình. Nhưng, có định hướng nghề nghiệp đúng ngay từ những bước ban đầu, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức một cách đáng kể.
Việc xác định ngành học có liên quan rất nhiều đến cuộc sống du học của bạn. Đơn giản như một sinh viên kiến trúc sẽ phải tốn nhiều sinh hoạt phí vào việc mua đồ dùng học tập hơn một sinh viên kinh tế. Hay một du học sinh ngành y bị cấm làm thêm (tại một số nước). Các bạn cần xác định được ngành nghề của mình để có những chuẩn bị cho cuộc sống du học.
Việc lựa chọn ngành nghề của các bạn nên dựa trên những tiêu chí sau: thế mạnh và đam mê của mình, khả năng tài chính của gia đình, mục tiêu lâu dài của bản thân, nhu cầu của xã hội,…
Hãy nhớ, việc chọn ngành nghề khi đi du học sẽ ảnh hưởng và chi phối trực tiếp cuộc sống của bạn sau này. Vì vậy đừng bao giờ coi nhẹ nó. Hãy lựa chọn và đưa ra những quyết định sáng suốt nhất.
Theo Dân Trí
Bình luận (0)