Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Khó kiểm soát dạy thêm

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
 

Vào năm học mới sau điệp khúc “lạm thu” lại tiếp đến phong trào “nhà nhà học thêm” được phụ huynh phản ánh những dẫn chứng trực quan sinh động từ lịch học hàng ngày của con em mình. Quá tải trong học thêm trở nên bức xúc hơn khi đối tượng chịu ảnh hưởng cứ nhỏ dần theo độ tuổi đi học và đã đạt ngưỡng với tình trạng trẻ mẫu giáo cũng bắt đầu phải tìm lớp học thêm.

Các quy định đều nêu rõ không tổ chức dạy thêm với học sinh tiểu học, không ép buộc học sinh học thêm, không dạy thêm với học sinh học 2 buổi/ngày, không được dạy thêm tại nhà cho học sinh của lớp mình đang dạy ở trường… Nếu đối chiếu với những quy định này thì hầu hết các lớp học thêm hiện nay đều vi phạm quy định và chỉ tìm cách hợp thức hóa thông qua các hình thức phụ huynh nộp đơn “tự nguyện” hay thay đổi tên gọi…
Điều này cũng được chính ngành giáo dục thừa nhận khi mới đây kết quả kiểm tra tình trạng dạy thêm của Quảng Ngãi đã được Sở GD-ĐT công bố hàng chục trường hợp giáo viên dạy thêm tại nhà vi phạm các quy định như không có giấy phép dạy thêm, không có cam kết với thủ trưởng đơn vị về việc dạy thêm, không có phiếu thu tiền học phí, lạm thu và vượt quá số lượng 25 học sinh/lớp. Có thể thấy hoạt động này đã vượt quá ngưỡng khi đoàn kiểm tra phát hiện ra những lớp học được giáo viên tổ chức với 120 học sinh/lớp.
Cũng theo công bố của Sở này thì thu nhập từ dạy thêm của một số thầy cô lên tới con số 60 triệu đồng/tháng. Có một điều lâu nay ai cũng chia sẻ với giáo viên khi mức lương ở trường quá thấp, tất yếu dẫn đến phải dạy thêm để có thêm thu nhập. Tuy nhiên, khi thu nhập từ dạy thêm cao như trên thì sự thông cảm, chia sẻ nói trên hoàn toàn không còn thích hợp.
Với phát hiện này, Sở GD-ĐT Quảng Ngãi đã đình chỉ công tác giảng dạy đối với 11 giáo viên ở 9 trường THPT có thời hạn đồng thời các giáo viên này còn bị xử phạt hành chính từ 1,5 – 2 triệu đồng và sẽ ra quyết định hình thức kỷ luật các giáo viên vi phạm đồng thời với cả hiệu trưởng các trường này vì buông lỏng quản lý.
Có thể thấy, lâu nay việc kiểm tra được tổ chức khá nhiều nhưng những hình thức kỷ luật công khai như Quảng Ngãi nói trên lại rất ít. “Giơ cao đánh khẽ” sẽ không hạn chế được tiêu cực trong dạy thêm -học thêm và gánh nặng này đang ngày càng đè lên đôi vai của học sinh các cấp.
Theo Bảo Anh
(ANT)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)