Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Khó… như thiết kế thời khóa biểu

Tạp Chí Giáo Dục

Năm hc 2023-2024 là năm th 3 Chương trình giáo dc ph thông (GDPT) 2018 trin khai bc THCS vi khi lp 6, 7, 8 và năm th 2 bc THPT vi khi lp 10, 11. Tuy nhiên, B GD-ĐT vn chưa có hưng dn c th v vic t chc dy hc 2 bui/ngày bc trung hc vi Chương trình GDPT 2018. Điu này gây khó cho nhiu trưng trong t chc hot đng giáo dc hưng ti mc tiêu phát trin toàn din năng lc và phm cht hc sinh.


Theo đánh giá, thi khóa biu 2 bui/ngày cn đa dng các hot đng tri nghim k năng cho hc sinh

Nhà trưng phi đưc trao cơ chế m

Tại Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (Q.4, TP.HCM), thời khóa biểu 2 buổi/ngày từ thứ hai đến thứ sáu ở các khối lớp đều thiết kế 8-9 tiết/ngày. Trong một tuần, mỗi khối lớp có 3-4 ngày học 9 tiết/ngày. Lý giải về việc thiết kế thời khóa biểu như trên, thầy Đỗ Đình Đảo (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết, ngoài đảm bảo theo đúng yêu cầu số tiết mà Bộ GD-ĐT quy định, hiện thời khóa biểu các khối lớp của trường đang “tải” các hoạt động giáo dục trong chương trình nhà trường. Theo đó, chương trình nhà trường được tổ chức với sự đồng thuận của phụ huynh, bao gồm đồng thuận về việc tổ chức, mức thu và thời gian tổ chức với nhiều hoạt động đa dạng như: Tiếng Anh tăng cường, tiếng Anh với người nước ngoài, giờ học thể dục thể thao tự chọn, kỹ năng sống, giáo dục STEM… để trang bị thêm kỹ năng cho học sinh, giúp các em giảm áp lực học tập. “Mỗi chương trình sẽ có thêm từ 1-2 tiết, khi phụ huynh đồng thuận thì nhà trường phải sắp xếp triển khai cho học sinh. Nếu xếp 8 tiết/ngày theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT cho Chương trình GDPT 2006 thì không thể tải hết các nội dung này mà học sinh phải học thêm vào ngày thứ bảy. Tuy nhiên, qua khảo sát nguyện vọng của phụ huynh thì đều không muốn xếp những hoạt động bổ trợ kỹ năng vào ngày thứ bảy mà mong muốn xếp luôn vào thời khóa biểu trong tuần. Do đó, thời khóa biểu ở một số ngày trong tuần bị đôn lên 9 tiết/ngày”, thầy Đảo nói.

Theo Hiệu trưởng này, hiện nay Bộ GD-ĐT chưa có một văn bản hướng dẫn cụ thể nào cho việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở bậc THPT cho Chương trình GDPT 2018, đang gây khó cho các trường trong sắp xếp thời khóa biểu sao cho hài hòa nhất. Nếu áp dụng đúng theo hướng dẫn cứng của Bộ GD-ĐT như trước đây với Chương trình GDPT 2006 là không quá 8 tiết/ngày thì nhà trường gặp khó vì phụ huynh không muốn con mình đi học ngày thứ bảy. Trường nào càng được phụ huynh đồng thuận tổ chức chương trình nhà trường thì càng gặp khó trong thiết kế thời khóa biểu.

Nhìn từ thực tế ở trường, thầy Đảo cho rằng Chương trình GDPT 2018 đã trao quyền chủ động cho nhà trường trong thiết kế hoạt động giáo dục phù hợp với đặc thù học sinh và đơn vị thì cần thiết phải trao quyền cho nhà trường trong thiết kế thời khóa biểu mới đảm bảo tạo sự đồng thuận, thuận lợi nhất cho phụ huynh, học sinh. “Bộ GD-ĐT cần phải có hướng dẫn cụ thể cho nội dung này để trao cơ chế mở cho nhà trường trong thiết kế thời khóa biểu, tiến tới sự đồng bộ nhất với việc thực hiện chương trình phù hợp với đặc thù của từng trường. Mục tiêu cuối cùng là trang bị thêm kỹ năng cho học sinh, giảm áp lực học tập cho các em”, thầy Đảo kiến nghị.


Do chưa đng b trong cơ chế hưng dn t chc dy hc 2 bui/ngày khiến nhiu trưng gp khó khi sp xếp thi khóa biu

Cùng với trao cơ chế mở cho nhà trường, thầy Đảo đồng thời cho rằng cần tăng cường kiểm tra giám sát của các cấp quản lý, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị. “Để việc học của học sinh nhẹ nhàng đôi khi không nằm ở số tiết học mỗi ngày trong thời khóa biểu mà phụ thuộc nhiều vào tư duy, phương pháp giảng dạy của giáo viên, cách thức sắp xếp tổ chức của hiệu trưởng nhà trường. Nếu hiệu trưởng không nặng nề về thành tích, trao sự chủ động cho thầy cô trong tổ chức môn học của mình thì giáo viên không bị áp lực. Khi giáo viên không áp lực thì sẽ mạnh dạn đổi mới phương pháp, sáng tạo trong từng giờ học, tổ chức đa dạng hoạt động trải nghiệm cho học sinh, không đòi hỏi quá cao về khối lượng kiến thức ở tất cả học sinh, thì học sinh sẽ học nhẹ nhàng”, thầy Đảo nhìn nhận. 

San s thi khóa biu lên trc tuyến

Tại Trường THCS Minh Đức (Q.1, TP.HCM), với tổng số tiết học 2 buổi/ngày từ thứ hai đến thứ sáu dao động từ 32 đến 42 tiết/tuần theo từng khối lớp, nhà trường đã đưa mỗi tuần 2 tiết lên hệ thống dạy học K12 online. Trong đó, với khối lớp 6, 7, 8 – 2 tiết giáo dục địa phương và hoạt động trải nghiệm được đưa lên hệ thống. Riêng khối lớp 9 có 2 tiết tự chọn đưa lên hệ thống. “Học sinh tự sắp xếp thời gian tự học, có hướng dẫn, sau mỗi 2 tuần giáo viên sẽ kiểm tra và củng cố lại. Việc chuyển đổi này sẽ giúp không phát sinh thêm một buổi học, học sinh phải đến trường, gia tăng khả năng tự học cho các em”, cô Trần Thúy An (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết.

Cô An cho biết thêm, thời khóa biểu học 2 buổi/ngày được nhà trường thiết kế bao gồm thời lượng tăng tiết ở các môn văn, toán, tiếng Anh (mỗi tuần từ 1-2 tiết/môn) và các hoạt động giáo dục kỹ năng cho học sinh như Aerobic, STEM, tiếng Anh tăng cường, tin học quốc tế, kỹ năng sống. “Nguồn kinh phí 200 ngàn đồng/học sinh dành cho dạy học 2 buổi/ngày được nhà trường sử dụng để dạy kỹ năng sống, Aerobic cho học sinh trong thời khóa biểu và đa dạng các hoạt động trải nghiệm để trang bị thêm kỹ năng, kiến thức cho các em. Tùy từng khối lớp, tổ bộ môn sẽ xây dựng các hoạt động học tập trải nghiệm cho học sinh trong sân trường như nặn tò he, làm gốm; trải nghiệm ở bảo tàng, Thảo Cầm Viên, Đường sách thành phố, Bưu điện thành phố, di tích lịch sử… Sự đổi mới về không gian và phương pháp học tập sẽ giúp học sinh hào hứng hơn khi tiếp nhận kiến thức, việc học cũng nhẹ nhàng hơn”, cô An nói.

Thầy Phạm Thanh Nam (Hiệu trưởng Trường THPT Nam Sài Gòn, Q.7, TP.HCM) đánh giá, Chương trình GDPT 2018 ở bậc trung học có số tiết gần như tương đương với Chương trình GDPT 2006, song lại trao quyền chủ động cho nhà trường trong sắp xếp, tổ chức kế hoạch giảng dạy, không cứng nhắc theo tiết, theo bài. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày sẽ thuận lợi hơn để tổ chức các hoạt động giáo dục hướng đến phát huy phẩm chất, năng lực học sinh. “Như vậy, tức là phải thực sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tư duy. Kiến thức chỉ là cái nền để giáo viên, nhà trường phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Quan điểm của tôi ở trường và thống nhất với phụ huynh là sẽ không dạy nặng nề về kiến thức. Học sinh cũng không nặng nề những danh hiệu học sinh giỏi mà quan trọng là các em học tập một cách tự tin theo năng lực bản thân, mạnh dạn thể hiện sở thích của mình thì các em sẽ đều có thế mạnh ở một nội dung, khía cạnh nào đó”, thầy Nam cho biết.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)