Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Khổ vì con… lười!

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Tri biếng, li thưng có hành vi chm chp, l m và làm lãng phí nhiu thi gian quý giá, vì thế d đánh mt nhng cơ hi quý giá ca cuc đi. Do đó, cha m cùng tr thng nht sp xếp thi gian biu hp lý, vch ra mc đích c th, chi tiết và tích cc tiến hành hành đng đ đt đưc tng bưc mt.

Cha m phi phát huy trit đ tính t giác ca con (nh minh ha). Ảnh: I.T

Cu Bin đã 8 tuổi (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) nhưng luôn làm cha mẹ lo lắng, buồn phiền vì thói lười biếng và chây ỳ mỗi khi được giao bất cứ công việc gì. Mỗi sáng ngủ dậy, cha mẹ phải gọi em hết lần này đến lần khác để lo chuyện đi học mà em cứ nằm ỳ ngủ nướng trên giường. Khi đi học trễ, Bin lại trách gia đình không ai gọi em dậy đúng giờ. Không những thế, mỗi lần nhờ Bin việc gì, là em tìm cách thoái thác kiểu như nấu ăn thì em cho là việc phức tạp, không thể làm nổi, nhờ em quét nhà thì em bảo cái chổi nặng quá em cầm mỏi tay, nhờ em hái và rửa rau thì em bảo rau nhiều quá, em nhặt không sạch, mất công cha mẹ làm lại, nhờ em phơi áo quần thì em bảo việc đó quá dễ, nên để cho em gái làm… Cu Bin còn lười biếng cả trong suy nghĩ, nhất là khi học những bài toán giải. Đọc chưa hết bài toán để xem yêu cầu làm gì, thì cu cậu đã kêu ca, phàn nàn là khó đến mức không thể tự tìm ra đáp số. Tóm lại, cha mẹ của Bin rất bực bội với tính lười biếng mà còn bao biện của con nhưng chưa biết khắc phục ra sao?

Trẻ thường không thích thú khi làm những việc trong khả năng của mình. Có không ít em có thể làm được một số việc nhưng lấy lý do không biết làm để lẩn tránh, chối việc. Do trẻ nghĩ rằng đây không phải là việc của mình, không liên quan đến mình, mình không làm thì cha mẹ cũng phải làm thôi. Chẳng hạn như việc tưới nước cho hoa, quét nhà… Điều này xuất phát từ việc trẻ nhận thức hời hợt, thiếu trách nhiệm với gia đình, chưa thấu hiểu nỗi vất vả của cha mẹ. Không nên trách trẻ, cần giáo dục, dạy dỗ cho trẻ hiểu đến nơi đến chốn. Và tuyệt đối cha mẹ không nên làm thay con những việc con có thể làm được, thay vào đó hãy chia sẻ, giúp đỡ con khi thật sự cần thiết.

Hậu quả trực tiếp của thói lười biếng là:

– Trẻ khó hình thành kỹ năng tự lập. Khi trẻ lười biếng, khả năng tự lo liệu cho bản thân hạn chế. Vì trẻ không thích động tay, động chân vào bất cứ công việc gì, nên làm gì cũng khó, không lường trước chuyện gì sẽ xảy ra với mình. Cũng vì chây ỳ, lười biếng nên trẻ rất phụ thuộc, dựa dẫm vào người lớn, không dám đưa ra những quyết định cho bản thân.

– Tinh thần quyết tâm kém: Trẻ quá lười sẽ khiến cho tinh thần luôn uể oải, làm gì cũng chậm chạp, thiếu ý chí vươn lên và vì thế kết quả đạt được sẽ không như chúng mong muốn. Trẻ lười biếng luôn thiếu động lực để phấn đấu thực hiện bất cứ công việc nào và dễ buông xuôi khi gặp khó khăn hoặc thất bại.

– Khoảng cách tâm lý giữa cha mẹ và con cái ngày càng xa cách: Chia sẻ công việc là cách gắn kết yêu thương giữa các thành viên trong gia đình hiệu quả nhất. Cuộc sống đã minh chứng rõ ràng phải trực tiếp tham gia lao động thì trẻ mới hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ, mới thấu hiểu được công lao dưỡng dục của cha mẹ.

Để giúp trẻ hình thành tính siêng năng, cần cù khắc phục thói lười biếng cha mẹ có thể tham khảo những hướng gợi ý sau đây:

Kích thích những nhu cầu, hứng thú và khát khao của trẻ. Khi có nhu cầu trẻ sẽ hành động để được thỏa mãn. Để làm được điều này, cha mẹ phải gần gũi, tâm sự để biết con có những nhu cầu gì.

Khen ngợi, biểu dương trẻ kịp thời khi chúng cố gắng, quyết tâm. Bất cứ sự cố gắng nào của trẻ dù ít hay nhiều, cha mẹ cũng nên theo sát và có những biểu hiện ghi nhận kịp thời. Có thể chỉ cần một cái ôm thật chặt, một câu nói thừa nhận sự chăm chỉ, siêng năng của con hoặc một món quà nhỏ như tự cho con điểm mười, tặng một hình mặt cười ngộ nghĩnh… cho đến một chuyến đi chơi picnic… Dù bằng cách nào đi nữa, thì cha mẹ cũng luôn bày tỏ thành ý mong con tiến bộ, tôn trọng sự quyết tâm của con.

Để trẻ thực sự tiến bộ, cha mẹ phải phát huy triệt để tính tự giác, tự nguyện, chủ động quyết tâm phấn đấu hành động của con. Bởi khi trẻ cố làm việc một cách gượng ép, miễn cưỡng thì sau đó, nếu không có sự kiểm duyệt kịp thời của cha mẹ, trẻ sẽ vẫn là một đứa bé lười biếng mà thôi!

Nguyn Lê Hoàng
(Ging viên tâm lý)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)