Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Khổ vì con thích chê người khác

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Không ít bc ph huynh gp phi tình hung d khóc d cưi vì nhng li chê trc din hoc nói nhng li cay nghit v ngưi khác ca tr.

“Bạn Nam không thèm chơi với con nữa mẹ ơi! Con nói bạn ấy đã học dốt rồi còn lười biếng nữa, không chịu học bài, cứ chép bài của con thế là bạn ấy giận con mấy ngày liền, mà con nói đúng sự thật chứ con có thêm thắt, bịa đặt gì đâu”. Nghe con gái lên 8 tuổi than phiền mà chị Hoài (Bình Thạnh, TP.HCM) vừa giận vừa thương con, vừa trách mình là chưa dạy con cách nói năng cẩn thận, không biết lựa lời mà nói đã làm tổn thương người khác mà không nhận ra.

Có người bảo, trẻ con vô tư, thấy sao nói vậy, nghĩ gì nói đó chứ không có ý đồ gì, lớn lên có hiểu biết trẻ sẽ tự khắc phục, sửa chữa những hạn chế không đáng có đó. Tuy nhiên, nếu cha mẹ cứ để con thích nhận xét, phê bình người khác bằng những lời nói thiếu suy nghĩ không chỉ làm mình trở nên vô duyên, khó chơi mà còn khiến chúng thành người vô tâm, thô lỗ khi làm người khác đau lòng sẽ trở thành một tật xấu khó chữa.

Do đó, nếu cha mẹ muốn con ăn nói tế nhị, đúng người, đúng lúc thì trước hết bản thân phải là người biết suy nghĩ chín chắn, khéo léo, tế nhị. Trước mặt trẻ bạn đừng nên bàn tán người khác bằng những lời khó nghe, đừng nói những câu châm chọc, mỉa mai. Hãy thận trọng hướng dẫn khi con hỏi cách trình bày lời nhận xét, đánh giá về ai đó.

+ Cho trẻ được kiểm nghiệm. Thường thì trẻ sẽ rất khó hiểu và ngạc nhiên vì thấy những lời nói “vô thưởng vô phạt” của mình tưởng là giúp người khác tốt lên lại có tác dụng ngược như thế. Gia đình hãy giúp trẻ thấy thành thực với nhau là rất tốt, nhưng nếu con nói những lời lẽ khó nghe thì mình sẽ thành người thiếu lịch sự. Trẻ càng lớn, nên dạy cho trẻ biết cách nói giảm nói tránh để khỏi mếch lòng mà vẫn thể hiện được sự quan tâm của mình.

+ Đặt trẻ vào tình huống của người khác. Cha mẹ có thể đặt trẻ vào các tình huống giả định, chẳng hạn: “Nếu con phải đánh cầu lông – môn thể thao mà con chẳng có chút sở trường, bị các bạn mỉa mai, chê chơi tệ, con sẽ cảm thấy thế nào?”… Từ đó, trẻ sẽ ý thức rằng “không chỉ bản thân mới biết xấu hổ và tức giận khi bị người khác chê bai”. Cho nên, trẻ cần phải nhận thức rõ không phải cứ thấy gì không vừa mắt là lên tiếng, mà cần phải biết lựa chọn cách diễn đạt dễ nghe để không làm tổn thương người khác.

+ Dạy trẻ kỹ năng kiểm soát bản thân: Có không ít trẻ nhìn thấy cái gì cũng muốn đưa ra lời góp ý, khuyên răn, lên lớp người khác. Không phủ nhận rằng trẻ có ý tốt mới đưa ra lời góp ý để mong người khác tốt hơn. Tuy nhiên, do tuổi đời cộng với cách diễn đạt khi nói chuyện, trẻ chỉ khiến người đối diện cảm thấy khó chịu, tức tối. Do đó, ngay trong gia đình, cha mẹ hãy dạy trẻ biết cách kiểm soát, kiểm soát bản thân, kiềm chế việc mở lời nhận xét, đánh giá về ai đó. Nói cho trẻ hiểu không phải lúc nào thích nói đều có thế nói, không nên thấy gì cũng góp ý, phê bình. Bởi thực tế, không phải ai cũng muốn nghe lời góp ý từ người khác. Trẻ cần biết quan sát, nếu người khác lắng nghe một cách vui vẻ thì nói, còn khi người đối diện cảm thấy khó chịu thì nên dừng đúng lúc.

+ Dạy con sử dụng khéo léo phương tiện giao tiếp. Khi trao đổi hay biểu lộ cảm xúc với người khác, trẻ có thể phối hợp dùng ngôn ngữ hoặc phương tiện phi ngôn ngữ như ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…  để diễn đạt. Cha mẹ luôn nhắc nhở con tránh chê trách, phán xét người khác bằng những lời lẽ mỉa mai, cay độc. Nếu thấy cần phải đưa ra lời nhận xét, bình phẩm về bạn bè hay người khác, trẻ nên cẩn thận lựa chọn các từ ngữ thích hợp, có những cử chỉ, điệu bộ tương ứng để tạo ấn tượng tốt cho người nghe.

Trẻ con ngây ngô, vô tư thích sao nói vậy, song nếu những lời trẻ nói ra khiến người khác đau lòng, lâu dần trở thành tật xấu thì cha mẹ cần giúp chúng kiểm soát. Vì cuộc đời rất cần những câu nói dễ thương, nên cha mẹ hãy sát cánh bên con giúp chúng rèn được kỹ năng biết lựa chọn những ngôn từ đẹp làm hài lòng người khác.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)