Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Khổ vì con thích đặt điều nói xấu bạn

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Là ph huynh chc chn ai cũng phi kh s khi đi mt vi tình trng bé nhà mình thích nói xu sau lưng bn khác, đánh mt tình bn vì thói “thc gy bánh xe chuyn nhà ngưi khác”.

Ảnh minh họa. Ảnh: I.T

“Bạn Hoa lớp con xấu tính lắm mẹ ạ! Bạn lại hay đua đòi nữa chứ! Nhà thì nghèo mà lúc nào cũng se xua dây nơ buộc tóc, vòng với nhẫn. Nghe con gái (13 tuổi) nói về bạn như thế khiến chị Hồng (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) không khỏi chạnh lòng ngạc nhiên. Con bé “lây nhiễm” thói nói xấu người khác từ đâu thế không biết? Bé lại không biết đồng cảm, chia sẻ với bạn cùng lớp mà còn cái tật xỉa xói hoàn cảnh người khác.

Vẫn biết việc trẻ nói về người này, người kia là việc bình thường và người ta thường có nhu cầu trao đổi như thế trong cuộc sống hàng ngày, nhất là đối với trẻ đang học cách thiết lập với nhau trong các quan hệ bạn bè. Nhưng khi bé nói với vẻ đặt điều, thêm thắt sai sự thật làm tổn thương người khác. Đó là một cách xúc phạm và làm hại đến danh dự của bạn thì phụ huynh cần thiết phải dạy bé thú nhận việc ấy rồi xin lỗi.

* Dạy con cách cảm nhận nỗi lòng người khác: Hãy cho trẻ chơi trò “Bạn cảm thấy như thế nào” để trẻ có thể đặt mình vào tình cảnh của người khác. Hướng dẫn con bày tỏ sự cảm thông, chẳng hạn bé có thể nói với bạn: “Tôi biết bạn cảm thấy rất buồn” hoặc là “Mình rất ủng hộ cậu!”. Giải thích cho con hiểu nghe và hiểu được tật nói xấu như thế sẽ gây tổn thương rất lớn đến người nghe. Bằng mọi cách, cha mẹ giải thích cho bé hiểu nói xấu bạn bè mình sẽ đau lòng bạn đến mức nào. Con đồn thổi những điều sai sự thật… khiến bạn buồn.

* Cùng con khắc phục những sai phạm: Nếu con bạn trực tiếp đi nói xấu điều gì đó sai sự thật hoặc xúc phạm khiến cho bạn của bé bị tổn thương nặng nề, cha mẹ cần nghiêm khắc bắt trẻ sửa sai. Có thể làm như thế chưa xóa được sự tổn thương, nhưng ít ra qua đó con bạn ý thức được rằng nếu mình gây ra cho ai đó đau buồn, thì nó phải có trách nhiệm và phải tự thay đổi, chỉnh đốn bản thân.

* Chỉ cho con nhận thức được đầy đủ những hậu quả mà bé gây ra khi nói xấu người khác: Đặt điều xấu cho bạn mình sẽ làm cho các bạn khác dù còn chơi với con nhưng không còn tin tưởng con nữa; Đặt điều xấu về bạn sẽ gây tai tiếng, làm tổn thương đến người đó; Con có thể gặp rắc rối ở trường khi giao tiếp với các bạn (lý do cơ bản gây ra các vụ ức hiếp ở trường); Làm một điều mà không tốt cho bản thân lẫn người khác sẽ khiến con gặp phải những tình huống nào… Từ đó con bạn sẽ nhận thấy nói xấu bạn mình là điều sai trái và tự chấn chỉnh bản thân.

* Giúp con một cách kiên quyết: Bạn hãy cho bé trải nghiệm tình huống chứng kiến cảnh bị người khác đặt điều nói xấu sau lưng. Qua đó, con bạn có thể đã hiểu sự bực bội, đau đớn mà nó gây ra và tìm cách xin lỗi bạn nó hoặc có những hành động hối lỗi. Nhưng cũng khẳng định cho bé thấm thía rằng sự tổn thương ấy khó mà đảo ngược được, niềm tin đã bị hủy hoại, bé có thể không bao giờ trở thành bạn thân với người mà bé đã xúc phạm.

* Người lớn phải luôn làm gương, kiểm soát những câu chuyện trước mặt con: Cha mẹ hãy kiểm tra xem mình có phải là người thích đưa chuyện, nói xấu người khác sau lưng không, có “quá khích” khi bàn tán “những câu chuyện về người khác” một cách hào hứng, sôi nổi hay không… Nếu mà bạn thường xuyên “cập nhật” với những mẩu tin rôm rả về những chuyện xấu của người khác thì bạn hãy chủ động kiềm chế mình lại. Con trẻ sẽ nhanh chóng bắt chước học theo thái độ này một cách tự phát từ người trực tiếp giáo dục chúng.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý hc)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)