Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Khoa học bối rối với “chuyện lạ” hành tinh lớn xoay quanh sao lùn đỏ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Giới khoa học bất ngờ khi tìm thấy Hệ Mặt trời cách Trái đất gần 30 năm ánh sáng, dù trung tâm là một ngôi sao lùn đỏ cỡ nhỏ vẫn giữ được hành tinh khối lượng lớn trong quỹ đạo.
Các nhà khoa học cho biết thường thì các Hệ Mặt trời hoạt động theo mô hình ngôi sao trung tâm lớn hơn gấp nhiều lần những hành tinh xoay quanh nó. Tuy nhiên, các nhà khoa học vừa phát hiện một ngôi sao lùn đỏ có khả năng giữ được hành tinh lớn gần bằng nó trong quỹ đạo.
GJ 3512 lớn bằng 12% Mặt Trời của chúng ta và lớn hơn Mộc tinh, hành tinh lớn nhất trong hệ thống, khoảng 35%. Trong khi đó, hành tinh xoay quanh nó có khối lượng ít nhất bằng 50% Mộc tinh.
Nó được phát hiện bởi Đài quan sát Calar Alto tại Tây Ban Nha, với chu kỳ 204 ngày để hoàn thành quỹ đạo, theo Reuters.
Mô phỏng hành tinh khí GJ 3512b xoay quanh ngôi sao lùn đỏ GJ 3512
Mô phỏng hành tinh khí GJ 3512b xoay quanh ngôi sao lùn đỏ GJ 3512 có khối lượng không lớn hơn quá nhiều, đang cách Trái Đất 30 năm ánh sáng.
"Phát hiện này gây nhiều bất ngờ vì về lý thuyết các mô hình cho thấy các ngôi sao khối lượng nhỏ chỉ có thể giữ những hành tinh nhỏ trong quỹ đạo, khối lượng cỡ Trái Đất hay Hải Vương tinh", nhà vật lý thiên văn Juan Carlos Morales, làm việc tại Viện Nghiên cứu Không gian Catalonia thuộc Viện Nghiên cứu Không gian Tây Ban Nha, cho biết.
"Trong khi với trường hợp này, chúng ta nhìn thấy một hành tinh khí khổng lồ, cấu tạo giống như Mộc tinh nhưng xoay quanh một ngôi sao rất nhỏ", Morales nhận định.
Theo nhà nghiên cứu người Tây Ban Nha, GJ 3512 là sao lùn đỏ có kích thước nhỏ, nhiệt độ bề mặt thấp.
"Nó phát ra ít năng lượng hơn và không sáng như Mặt Trời. Nhiệt độ bề mặt dưới 3.800 Kelvin (3.527 độ C). Đây là lý do mà ngôi sao có màu đỏ nhạt", ông nói.
Đăng tải phát hiện trên tạp chí Science, các nhà khoa học cho biết họ ghi nhận dấu hiệu còn hành tinh thứ 2 xoay quanh GJ 3512. Nhiều khả năng từng tồn tại hành tinh thứ 3 nhưng đã rơi khỏi quỹ đạo.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)