Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Khoa học công nghệ: Động lực phát triển chính của TP.HCM trong giai đoạn mới

Tạp Chí Giáo Dục

Khoa học công nghệ: Động lực phát triển chính của TP.HCM trong giai đoạn mới - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Khoa học công nghệ: Động lực phát triển chính của TP.HCM trong giai đoạn mới Audio

Ti hi tho gii pháp thúc đy phát trin h sinh thái khi nghip sáng to (KNST) TP.HCM đến năm 2030, ông Lâm Đình Thng – Giám đc S Khoa hc – Công ngh (KH-CN) TP.HCM – cho biết, TP.HCM là đa phương đu tiên trên cc có chương trình chuyn đi s (CĐS). Đây là minh chng c th TP.HCM thc s xem KH-CN là đng lc phát trin chính ca TP trong giai đon mi. Bên cnh đó, Ngh quyết 57 ca B Chính tr cũng to điu kin thun li và cú hích cho TP tiếp tc chiến lưc ca mình trong giai đon phát trin sp ti.

Doanh nghiệp tìm hiểu về sản phẩm khởi nghiệp

ng đến top 100 thế gii

“Theo xếp hạng của Startup Blink năm 2024, TP.HCM xếp hạng 111/1.000 TP có hệ sinh thái KNST năng động nhất toàn cầu và TP đặt ra mục tiêu lọt top 100 vào năm 2030. Mục tiêu của TP không phải để tranh thứ hạng mà để cải thiện toàn bộ môi trường đầu tư, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) ở TP.HCM; để chính người trong cuộc đánh giá, cải thiện nội lực và tổ chức quốc tế ghi nhận khách quan TP có sự tiến bộ”, ông Thắng chia sẻ.

Ngoài ra, TP.HCM cũng đặt các tiêu chí ĐMST đến năm 2030 là tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động ĐMST đạt trên 40% trong tổng số doanh nghiệp; tỷ lệ khai thác thương mại hóa từ kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST đạt 8-10%. Số lượng đơn đăng ký sáng chế, văn bằng bảo hộ sáng chế tăng trung bình 16 -18%/năm; hình thành 5.000 doanh nghiệp KNST; nhóm 3 tỉnh, thành đứng đầu về ĐMST, CĐS.

Ông Thắng cho rằng, để thực hiện được các mục tiêu trên, TP.HCM tập trung vào 3 lĩnh vực: Chính sách, hạ tầng và nguồn nhân lực.

Về chính sách, điều này không nằm ở việc đơn giản hóa thủ tục hành chính đơn thuần mà là đề xuất một cơ chế “1 cửa” dành riêng cho hoạt động đầu tư KNST. Như vậy, khi một cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn đầu tư, phát triển trong lĩnh vực ĐMST tại TP.HCM chỉ cần làm việc với một đầu mối tiếp nhận duy nhất. Đầu mối này sẽ chịu trách nhiệm phối hợp, luân chuyển hồ sơ nội bộ đến các cơ quan chức năng liên quan để xử lý nhanh chóng các thủ tục.

Về hạ tầng, không chỉ bao gồm không gian làm việc mà còn là hệ thống hạ tầng công nghệ, mạng lưới, quỹ đầu tư, các trung tâm nghiên cứu kết nối chặt chẽ với hệ sinh thái KNST nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Với những yếu tố này, TP.HCM sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp công nghệ lớn khi tìm kiếm địa điểm đặt trụ sở.

“Trung tâm KNST TP.HCM dự kiến sẽ khánh thành vào đầu tháng 5-2025 sẽ thành một trung tâm làm việc sáng tạo, phát triển ý tưởng khởi nghiệp, tiếp cận các chính sách mới nhất về đầu tư và khởi nghiệp. Trung tâm này cũng sẽ tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, triển khai thử nghiệm, chuyển giao công nghệ, dịch vụ KH-CN trong và ngoài nước. Đồng thời thương mại hóa, nhân rộng các kết quả của đề tài và dự án sản xuất thử nghiệm các lĩnh vực sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường”, ông Thắng cho biết.

Đối với nguồn nhân lực, ông Thắng khẳng định con người là yếu tố quan trọng. Do đó, TP.HCM chú trọng phát triển nhóm đối tượng chính là sinh viên các trường CĐ, ĐH trên địa bàn, nhằm trang bị tinh thần khởi nghiệp, kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp.

“TP.HCM sẽ phối hợp với các trường ĐH triển khai chương trình đào tạo khởi nghiệp cho sinh viên. Đồng thời, TP cũng kết nối với các trường ĐH tổ chức các khóa bồi dưỡng cho người đi làm và doanh nhân. TP sẽ có chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học, kỹ sư công nghệ cao đến làm việc và khởi nghiệp tại TP”, ông Thắng thông tin.

Trưng ĐH phi là mt môi trưng đi mi sáng to

Ông Phạm Đình Anh Khôi – Giám đốc Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM – cho rằng, để TP.HCM vào top 100 TP có hệ sinh thái KNST năng động nhất toàn cầu cần những cú hích từ Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị; Chương trình hành động số 63 của Thành ủy TP.HCM về thực hiện Nghị quyết số 57.

“Hiện trường chúng tôi đang xây dựng chương trình hành động từ Nghị quyết 57 đối với hoạt động đào tạo. Qua đó, sinh viên là đối tượng của KNST, là lực lượng cho ra đời những dự án về khởi nghiệp, thúc đẩy sự phát triển cho TP. Với cú hích từ quốc gia, từ quyết tâm của TP.HCM và các đơn vị, TP sẽ đạt được mục tiêu trên”, ông Khôi cho hay.

Bà Nguyễn Hương Quỳnh – CEO BambuUp – cho rằng, để phát triển hệ sinh thái KNST, TP.HCM cần thiết lập, định vị rõ nét cho hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của TP. Trong đó, TP phải trả lời được các câu hỏi hệ sinh thái TP.HCM được biết đến là gì? Chiến lược tập trung ở đâu? Bên cạnh đó, TP cần thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ của các tập đoàn, doanh nghiệp vào hệ sinh thái vì đây chính là nguồn lực dồi dào tạo ra sự phát triển bền vững cho startup.

Ông Nguyễn Khắc Việt Bách – Giám đốc Quỹ Blockbase – góp ý, để hướng đến các mục tiêu về khởi nghiệp ĐMST, chúng ta phải nhìn lại những khó khăn và những vấn đề cần giải quyết. Đối với vấn đề đào tạo, TP.HCM cũng như Việt Nam chưa có các chương trình đào tạo chuyên sâu về khởi nghiệp, đặc biệt là chương trình dài hạn mà chỉ có các chương trình ngắn hạn. Vì vậy, trước tiên TP phải tăng cường công tác đào tạo. Nhà nước có thể sử dụng nguồn vốn để cấp học bổng trực tiếp cho các trường ĐH đào tạo sinh viên một cách bài bản, chuyên sâu…

Ông Trần Duy Khiêm – Giám đốc Quỹ đầu tư Expara – kiến nghị, TP.HCM nên hợp tác với các tập đoàn, doanh nghiệp và startup trong hoạt động KNST. Cùng với đó, cần nâng cao hoạt động đào tạo về KNST trong trường ĐH. Trường ĐH phải được định hình như một vườn ươm và là một môi trường ĐMST, thúc đẩy tư duy sáng tạo cho thầy cô và sinh viên. Đây cũng là nơi tổ chức nghiên cứu, xây dựng những mô hình kinh doanh mới, công nghệ mới; đồng thời phát triển các mô hình công nghệ mới và chuyển giao công nghệ. Trường học phải thúc đẩy và hiện thực hóa các ý tưởng ĐMST, trở thành trụ cột trong hệ sinh thái ĐMST…

Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh – đại diện Shinhan Future Lab Việt Nam – đề xuất, Sở KH-CN TP.HCM có thể kết hợp chương trình ĐMST mở của Shinhan Future Lab Việt Nam. Hai bên có thể triển khai ngay với Trung tâm KNST TP.HCM trong năm 2025. Ngoài ra, hai bên cũng có thể xây dựng chương trình ĐMST mở nhằm kết nối các startup với các doanh nghiệp lớn tại TP. Sự hợp tác hướng đến mục tiêu giúp startup hiểu rõ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Từ đó, phát triển các giải pháp phù hợp, tạo điều kiện kết nối hiệu quả giữa ý tưởng đổi mới và nhu cầu thị trường của các doanh nghiệp lớn, thúc đẩy hệ sinh thái ĐMST TP…

Song Hu

Bình luận (0)