Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Khoa học tìm ra loại đá “nhiệm màu” có thể cứu Trái đất khỏi nóng lên

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Khi nhìn dưới kính hiển vi phân cực, bạn sẽ thấy nó có màu sắc cực kỳ đẹp mắt.
Một loại đá cực kỳ phổ biến ở hai bờ Đông, Tây nước Mỹ có tên Peridotite có thể sẽ là vị cứu tinh của nhân loại trong tương lai, khi Trái đất đang ngày một nóng lên do CO2 gây ra hiệu ứng nhà kính. “Một ngày nào đó, chúng có thể là một công cụ cực kỳ hữu dụng để chống Trái đất nóng lên”, Sam Krevor, người đứng đầu một nghiên cứu mới của Học viện Trái đất thuộc Đại học Columbia cho biết.
Các vệt trắng là những lớp khoáng chất chứa CO2 được hình thành khi nước có CO2 hòa tan chảy qua đá.
Các vệt trắng là những lớp khoáng chất chứa CO2 được hình thành khi nước có CO2hòa tan chảy qua đá.
Những khối đá đó sẽ cứu Trái đất bằng cách nào? Đã từ lâu, các nhà khoa học biết rằng đá hấp thụ CO2 hòa tan trong nước bằng cách kết nối CO2 với các khoáng chất để tạo thành chất rắn như calci carbonate, một vật chất rất phổ biến trong đá và là thành phần chính trong vỏ ốc, vỏ trứng.
Bây giờ, các nhà khoa học đã có thể tăng tốc tiến trình này lên hàng triệu lần ở điều kiện phòng thí nghiệm bằng cách nghiền nát đá và bổ sung thêm chất xúc tác sodium citrate. Sau khi bị nghiền nát, những viên đá này tự phục hồi chỉ sau vài phút bằng cách hấp thụ CO2 từ không khí xung quanh. Tuy nhiên, vẫn còn cần nhiều nghiên cứu hơn trước khi có thể đưa kỹ thuật này ra ứng dụng rộng rãi.
Loại đá này rất dồi dào ở Oman.
Loại đá này rất dồi dào ở Oman.
Ngoài bờ Đông và bờ Tây của Mỹ, loại đá trên còn rất phổ biến tại Oman, các hòn đảo của Papua New Guinea, dọc bờ biển Adriatic và nhiều nơi khác trên thế giới bởi nó là loại đá phổ biến nhất trong vỏ Trái đất. Ông Sam Krevor ước tính rằng chỉ riêng lượng đá ở Mỹ có thể hấp thu lượng CO2 mà Mỹ thải ra trong 500 năm. "Vấn đề không phải là số lượng đá, mà là khiến cho chúng làm việc".
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)