Tên khoa học Solanum tuberosumeae. Ở nước ta, khoai tây trồng phổ biến tại Đà Lạt, Bắc Giang… Tuy nhiên, khoai tây Việt Nam không to củ như khoai Trung Quốc, châu Âu. Khoai tây là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhờ: tinh bột, đường, vitamin, khoáng chất giàu vi lượng và đường.
Mặt khác, khoai tây cũng được các nhà bào chế thuốc trích xuất hoạt chất để chế biến dược liệu chữa một số bệnh. Duy một điều, khi chế biến khoai tây làm thuốc, các nhà nghiên cứu y học phải loại bỏ chất độc solanin là một alkaloid, thường tích tụ ở ruột khoai từ 4-7mg/100gr, ở vỏ từ 30-50mg/100gr, nhiều nhất là ở mầm từ 420-730mg/100gr. Khi ăn khoai tây không bỏ mầm và chân mầm, người ngộ độc sẽ bị rối loạn dạ dày, tiêu ra máu, nôn ói, dẫn đến giãn đồng tử, liệt nhẹ tứ chi và tử vong nếu hệ thần kinh trung ương bị tê liệt. Ngoài ra, gần đây, các nhà Đông y còn phát hiện, khoai tây chứa độc tố glycoalkaloids ở phần màu xanh trong thịt khoai và phần ung thối nếu không cắt bỏ khi sử dụng. Độc tố này tạo vị đắng và gây nhức đầu, hoa mắt, nôn mửa, kích ngất.
Dù vậy, khoai tây vẫn là vị thuốc chữa nhiều bệnh như:
– Khi lao động mệt, tim mạch đập dồn dập, đầu choáng: Chỉ cần nướng 1 củ khoai nặng 50-70gr cháy đen, lột bỏ vỏ ăn với 1 muỗng mật ong.
– Khi ngộ độc thực phẩm: Chọn 1 củ khoai tây 30-50gr, gọt bỏ vỏ, ăn sống với muối tiêu.
– Trẻ bị bỏng nước sôi từ 60 độ C: Xắt lát 2 củ khoai tây sống (bỏ vỏ, vùng xanh) đắp lên chỗ phỏng. Sau đó đưa đi chữa trị.
– Người cao tuổi cảm lạnh, ho khúc khắc, trẻ ho thời tiết: Nướng củ khoai từ 25-50gr (bỏ vỏ) cháy đen. Ăn với 1 muỗng mật ong sẽ hết ho.
Riêng chất độc solanin ở mầm khoai tây được sử dụng làm thuốc chống dị ứng hải sản, thịt bò rất hiệu quả (cần phải có chỉ định của lương y).
Lương y Dương Tấn Hưng
Bình luận (0)