Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

“Khoán trắng” thực tập cho trường phổ thông

Tạp Chí Giáo Dục

Tình trng “khoán trng” hot đng thc tp sư phm ca các trưng đào to cho các trưng ph thông, trưng thc hành đang din ra khá ph biến. Mi hot đng thc tp ca giáo sinh hu như tuân th hoàn toàn theo giáo viên trưng thc hành, t son giáo án, tp ging, d gi góp ý, ch nhim lp… đến đánh giá nhn xét thc tp, cho đim.

Sinh viên sư phm ca mt trưng ĐH ti TP.HCM trong gi t hc

TS. Bùi Thị Lân (Trường ĐH Quảng Nam) đã nhìn nhận điều này khi bàn về công tác thực tập cho sinh viên sư phạm trong một dịp mới đây.

Ging viên chưa theo sát sinh viên

TS. Lân chỉ ra, sinh viên phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên hướng dẫn ở trường thực hành; nhiều khi những kiến thức, phương pháp mới ở trường ĐH các em không dám vận dụng vì sợ… trái ý giáo viên hướng dẫn.

Trong khi đó, nhiều giảng viên ĐH hướng dẫn thực tập sư phạm lại cho rằng, chỉ đưa sinh viên đến trường phổ thông trong đợt đầu thực tập và đến nhận về sau khi kết thúc, rất ít giảng viên dự giờ sinh viên thực tập (nếu có cũng không thực hiện góp ý sinh viên sau giờ dạy theo đúng quy trình). Bởi hầu hết giảng viên đều rất bận với khối lượng công việc ở trường ĐH, giờ trống của giảng viên không trùng với giờ dạy thực tập của sinh viên. Ngoài ra, cũng có một số giảng viên chưa làm hết trách nhiệm của người hướng dẫn trong việc theo dõi, giám sát, dự giờ, góp ý cho sinh viên. Giảng viên cũng hầu như không được đánh giá kết quả thực tập của sinh viên. Việc đánh giá này do giáo viên hướng dẫn, tổ bộ môn ở các trường phổ thông đảm nhiệm; còn hơi dễ dãi, chưa thực chất. Sinh viên được giáo viên ở trường thực tập đánh giá, cho điểm số cao nhưng khi về công tác thực tế lại được cho là yếu kém, nhất là về kỹ năng, nghiệp vụ.

Trong quá trình thực tập, nhiều sinh viên còn bị giáo viên phổ thông… nhờ dạy nhiều hơn quy định, với số tiết khá nhiều, các em cảm thấy đuối sức, không chuẩn bị kỹ càng được. “Nhiều sinh viên tâm sự rằng cảm thấy vô cùng vất vả trong các đợt thực tập, bởi trong nhiều trường hợp, kiến thức học ở trường ĐH và cách vận dụng vào trường phổ thông có nhiều điểm khác nhau. Thực tế ở trường phổ thông không giống những điều sinh viên đã được trang bị ở trường sư phạm khiến sinh viên lúng túng trong thực hành, giảng dạy” – TS. Lân cho biết. Bên cạnh đó, cũng còn một số ít sinh viên còn lơ là, chủ quan trong việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp trong đợt thực tập.

“Đ đánh giá cht lưng sinh viên thc tp mt cách toàn din, chính xác, ngưi ging viên hưng dn cn đưc tham gia đánh giá kết qu thc tp sư phm ca sinh viên cùng vi giáo viên ph thông. Mun vy, ngưi ging viên cn đưc trang b đy đ năng lc sư phm, cp nht nhng thay đi ca chương trình, sách giáo khoa, các phương pháp dy hc mi… Ging viên cũng cn đưc thưng xuyên bi dưng, tp hun nâng cao nghip v, chuyên môn” – TS. Bùi Th Lân nhn mnh.

Ở bậc CĐ, TS. Hoàng Văn Dương (Trường CĐ Sư phạm Lào Cai) cũng chỉ ra, nội dung chương trình thực tập khá đầy đủ nhưng còn chung chung, thiếu tính cụ thể. Khâu tìm hiểu thực tiễn giáo dục ở trường phổ thông và địa phương mới dừng lại ở việc cho sinh viên nghe báo cáo, chưa chú ý đối chiếu với thực tế. Sinh viên không thấy hết được tính phức tạp và những khó khăn trong việc vận dụng lý luận vào thực tiễn, không rút được bài học kinh nghiệm, trong rèn luyện tay nghề.

Việc đánh giá thực tập chưa phản ánh đúng năng lực của sinh viên. Theo ông Dương, đây là học phần thực hành, đòi hỏi sinh viên phải vận dụng kiến thức đã học để làm những việc cụ thể tại trường phổ thông với sự theo dõi của đồng nghiệp, học sinh. Quy trình, kỹ thuật của nghề dạy học không đơn giản, dễ dàng đến mức một giáo sinh nhiệt tình tập luyện trong vài tuần có thể đạt loại giỏi, xuất sắc.

Nên thc tp ngay t năm đu

Để nâng cao chất lượng thực tập sư phạm, TS. Dương cho rằng, cần bố trí thực tập từ học kỳ đầu tiên đến học kỳ cuối; tiến hành xen kẽ với các học phần chuyên ngành, các học phần phương pháp dạy học chuyên ngành. Tổ chức cho sinh viên xuống các cơ sở giáo dục từ năm nhất để các em rèn kỹ năng, hình dung được công việc thực tế và những khó khăn có thể gặp phải khi ra trường.

Đồng quan điểm, ThS. Doãn Thế Anh (Trường CĐ Vĩnh Phúc) đề xuất cụ thể nên bố trí sinh viên năm nhất đến trường phổ thông 1 buổi/tuần; sinh viên năm 2 và 3 có thể đến các cơ sở giáo dục của thành phố từ 2 đến 4 buổi/tuần. Đi cùng với đó là việc sắp xếp lịch học các môn ở trường ĐH phù hợp để thuận lợi đưa sinh viên xuống các trường phổ thông.

TS. Bùi Thị Lân cũng đặt vấn đề đưa nội dung thực tập vào sớm hơn, từ năm nhất đối với bậc CĐ và từ năm 2 đối với bậc ĐH. Theo TS. Lân, Bộ GD-ĐT nên chỉ đạo các trường tăng thời lượng thực tập, giảm thời lượng học lý thuyết trong chương trình khung đào tạo các ngành sư phạm hiện nay.

Thc Trân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)