Sự kiện giáo dụcTin tức

Khoảng 3-4 triệu người dân gặp khó khăn cần hỗ trợ

Tạp Chí Giáo Dục

Chiều 26-8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin phòng, chống dịch trên địa bàn.


Toàn cảnh họp báo chiều 26-8

Tại họp báo, ông Phạm Đức Hải – Phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP cho biết, TP đang thực hiện 2 gói hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn vì dịch bệnh là Nghị quyết 09 của HĐND TP và Nghị quyết 68 của Chính phủ.

UBND cũng vừa ban hành văn bản 2876 về giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch. Trong đó, điều chỉnh tên gọi cụm từ “hộ lao động nghèo” thành “hộ lao động có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19”.

Trước khi dịch bệnh xảy ra, TP có 53 ngàn hộ nghèo và cận nghèo, ước tính trên 170 ngàn người. Dịch xảy ra khiến một số lao động giảm thu nhập hoặc mất việc làm. Đơn cử, công nhân đang làm việc bị giảm thu nhập, thậm chí không còn. Tiệm sửa xe thu nhập 200.000 đồng mỗi ngày, nay không sửa xe thành người lao động khó khăn.

“Như vậy, đợt dịch lần thứ tư bùng phát, TP ước tính có khoảng 3-4 triệu người dân gặp khó khăn cần hỗ trợ. TP sẽ chi từ nguồn ngân sách và vận động các nhà tài trợ, doanh nghiệp, mạnh thường quân để giúp những hộ lao động có hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh, phấn đấu trao trước ngày 30-8. Mỗi hộ sẽ nhận được 1,5 triệu đồng”, ông Phạm Đức Hải cho biết. 

“Bên cạnh đó, TP có 2 triệu túi an sinh, trị giá 300 ngàn đồng/túi. Theo văn bản 2889 mà UBND TP ban hành sáng nay, quy định nếu hộ nào đã nhận gói quà an sinh 300 ngàn đồng thì sẽ nhận tiếp 1,2 triệu đồng tiền mặt. Nếu ai chưa nhận gói an sinh thì nhận luôn 1,5 triệu đồng tiền mặt”, ông Phạm Đức Hải cho biết thêm.

Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP, vừa qua TP đã chi hỗ trợ cho

66.981/68.434 lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương (đạt tỷ lệ 97,88%) với kinh phí 140.114.800.000 đồng; 193/193 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, với tổng kinh phí hỗ trợ 396.400.000 đồng.

Hỗ trợ cho 5.861/5.861 hộ kinh doanh phải dừng hoạt động (đạt tỷ lệ 100%) với kinh phí 11.722.000.000 đồng; hỗ trợ 18.082/18.419 thương nhân tại các chợ truyền thống (đạt tỷ lệ 98 %) với kinh phí 26.079.390.000 đồng; hỗ trợ giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với 2.322.562 người, với kinh phí 1.060.492.875.247 đồng…

N.Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)