Giá lúa gạo trong nước hiện nay tăng mạnh, có nguyên nhân từ việc Tổng Công ty Lương thực Việt Nam, đại diện Việt Nam dự và trúng thầu 150.000 tấn gạo (ngày 4-11) của Philippines. Giá lúa gạo trong nước trước đó chỉ khoảng 3.800 đồng/kg lúa (tháng 9-10) đã vọt lên trên 6.000 đồng/kg vào đầu tháng 12.
Khi tìm hiểu nguyên nhân mới biết, trong số 110 DN hội viên VFA, khoảng 40 DN là có chân hàng (gạo nguyên liệu) trong kho nhờ đã mua trước và tham gia đợt 2 đợt tạm trữ gạo từ tháng 8 và 9 mà VFA khuyến cáo, khi đó giá lúa gạo trong nước xuống thấp (giá trên dưới 3.000 đồng/kg lúa).
Như vậy, so với giá gạo 25% tấm thành phẩm hiện nay trên thị trường mà DN tư nhân cung ứng cho nhà xuất khẩu khoảng 8.700 đồng/kg, những DN có sẵn gạo trong kho (mua gạo với giá 5.000 – 6.000 đồng/kg thời điểm trước) chỉ cần chờ ngày xuất khẩu (từ tháng 1-2010) để thu lợi nhuận. Mới qua 2 đợt trúng thầu tổng cộng 450.000 tấn với mức lời khoảng 2.000 đồng/kg, các DN có chân hàng đã thu về số tiền khá lớn ngay từ đầu năm 2010.
Chế biến gạo xuất khẩu tại Công ty Tấn Hưng (huyện Bình Chánh, TPHCM). Ảnh: ĐỨC THÀNH
|
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Thọ Trí, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam, với giá gạo biến động quá cao như hiện nay, dù trúng thầu với giá cao như đợt đấu thầu mới đây (ngày 1-12), DN vẫn không thể có lời nếu phải mua gạo giá thị trường để xuất khẩu. Đó là lý do giải thích vì sao, mới qua 2 đợt đấu thầu mà đã có cảnh nhiều DN cười, nhưng cũng không ít DN phải khóc thầm vì không biết lấy đâu ra lượng gạo được VFA phân chia để xuất. Nếu không thực hiện, vi phạm quy định sẽ bị phạt.
Cũng trong tình cảnh này là những DNTN cung ứng hàng cho nhà xuất khẩu, do ít vốn và lại thiếu thông tin nên khi ký hợp đồng cung ứng gạo cho DN xuất khẩu mới tìm lúa gạo để mua về xay xát thì giá đã tăng quá cao. Nhiều DNTN chấp nhận chịu phạt tiền vì thiếu hàng cung ứng.
Cũng qua đó mới thấy rằng, dự thảo Nghị định về xuất khẩu gạo mà Chính phủ đã phải 4 lần hội thảo lấy ý kiến đều nhất trí quan điểm cho rằng xuất khẩu gạo là ngành nghề có điều kiện là hợp lý. DN tham gia phải có kho chứa, nhà máy xay xát, máy sấy và lượng gạo dự trữ lưu thông trước khi ký hợp đồng. Nếu không, khi đã có hợp đồng mới chạy đi mua hàng sẽ gây rối thị trường và nhiều khi không thể thực hiện hợp đồng, làm giảm uy tín hình ảnh DN VN trên thế giới.
Cũng qua đó mới thấy rằng, dự thảo Nghị định về xuất khẩu gạo mà Chính phủ đã phải 4 lần hội thảo lấy ý kiến đều nhất trí quan điểm cho rằng xuất khẩu gạo là ngành nghề có điều kiện là hợp lý. DN tham gia phải có kho chứa, nhà máy xay xát, máy sấy và lượng gạo dự trữ lưu thông trước khi ký hợp đồng. Nếu không, khi đã có hợp đồng mới chạy đi mua hàng sẽ gây rối thị trường và nhiều khi không thể thực hiện hợp đồng, làm giảm uy tín hình ảnh DN VN trên thế giới.
Điều này đã thành hiện thực khi chính những DN chưa có hàng được phân bổ chỉ tiêu sau đợt trúng thầu mới tìm mua lúa gạo hàng hóa đã đẩy giá lúa gạo trong nước lên cao, giá tăng từng ngày.
Thậm chí nhiều người lợi dụng tình hình này để tung tin đồn thất thiệt rằng các DN chỉ lo hàng để xuất khẩu sang Philippines, không dự trữ trong nước nên đã đẩy giá gạo tiêu dùng trong nước tăng mạnh từ tuần qua ở nhiều tỉnh thành, nhất là miền Trung, các tỉnh phía Bắc, kể cả TPHCM.
CÔNG PHIÊN/SGGP
Bình luận (0)