Y tế - Văn hóaThư giãn

“Khoe” áo dài trên mạng xã hội

Tạp Chí Giáo Dục

Chiếc áo dài là nim t hào ca dân tc

Như thường lệ, vào tháng 3 hằng năm Sở Du lịch TP.HCM sẽ tổ chức Lễ hội áo dài với nhiều hoạt động hấp dẫn dành cho người dân TP.HCM. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh nên năm nay Lễ hội áo dài được dời lại. Đây là một trong những hoạt động văn hóa tiêu biểu của TP. Lễ hội tạo điều kiện cho tất cả mọi thành phần có niềm đam mê, yêu thích áo dài tham gia.

Dù được nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19, không có cơ hội mặc áo dài đến trường nhưng nhiều nữ sinh cũng hưởng ứng phong trào mặc áo dài và “khoe” trên mạng. Nói về sở thích mặc áo dài, em Nguyễn Lê Anh Thư (hiện đang học lớp 10C1, Trường THPT Trần Phú, Q.Tân Phú) cho biết, trong gia đình có mẹ thích mặc áo dài nên từ nhỏ, Thư đã được mẹ cho mặc áo dài mỗi khi đi chùa hoặc đi chơi vào dịp lễ, Tết, nhờ vậy mà Thư hiểu và biết được ý nghĩa của chiếc áo dài từ khá sớm. “Hình ảnh áo dài trong suy nghĩ của em rất đẹp vì nó không chỉ tôn lên vẻ đẹp của người con gái Việt mà còn là truyền thống của Việt Nam từ bao đời nay. Đối với em áo dài ai mặc cũng đẹp, mặc dù đôi lúc chiếc áo dài làm mình bất tiện trong đi lại, hay vướng víu tay chân nhưng em thấy bản thân rất tự hào đối với áo dài, đặc biệt là áo dài trắng và chỉ có nữ sinh Việt mới được mặc áo dài màu này” – Thư bày tỏ.

Từ xa xưa, chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng văn hóa của dân tộc, không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, từ tầng lớp bình dân cho đến quý tộc đều có thể diện áo dài. Ngày nay, xã hội đã phát triển, văn hóa ngoại lai du nhập vào Việt Nam khiến nhiều bạn trẻ học theo, có kiểu cách ăn mặc thoải mái, model hơn nhưng trong ngày trọng đại họ vẫn mặc áo dài. Đó như là lòng thành kính, biết ơn của họ đối với tổ tiên, cha mẹ…

H.Trinh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)