Cây hương (nhang) là nét văn hóa truyền thống gắn chặt với đời sống tâm linh của người Việt Nam. Theo các nhà khoa học, việc đốt hương cũng có thể gây ngộ độc cho người.
Ngày rằm, lễ tết… hương lại càng được sử dụng nhiều. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, việc đốt hương cũng có thể gây ngộ độc cho người.
Chị Nguyễn Thu Hương, tập thể Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội mấy hôm nay than phiền, cậu con trai của chị lên cơn ho dữ dội, tiếng thở khò khè và có cơn rít. Đến thăm khám tại bệnh viện, bác sĩ cho biết, con chị đã bị hen phế quản dạng cấp do hít phải khí độc.
Tìm hiểu nguyên nhân thì được biết, chị thường đốt hương trong nhà ở tập thể khá chật hẹp. Vì thế, khói hương không thoát ra được cứ luẩn quẩn khiến nhà rất ngột ngạt. Bác sĩ cho biết, con trai chị phải nằm viện và gia đình phải tạo sự thông thoáng trong nhà thì mới mong giữ sức khỏe cho cả gia đình.
Hương cuốn tàn gây độc nhất
Hiện nay, hầu như thị trường rất ưa chuộng loại hương cuốn tàn (loại hương thắp lên để, thân cuốn cong) vì nhiều người cho rằng, như vậy mới có lộc. Tuy nhiên, để có được loại hương cuốn tàn, nhà sản xuất đã phải tẩm hóa chất axít photphoric (H3PO4) để ngâm tăm hương.
Tăm sử dụng cật tre, sau khi chẻ nhỏ, sẽ ngâm trong hóa chất này một ngày, sau đó nhuộm màu (đỏ, xanh, vàng…) và phơi khô rồi mới cuốn bột mùn. Bột mùn được tạo thành từ mùn gỗ xay nhỏ, tẩm hương thơm hóa chất, thường là mùi trầm. Trước đây, người sản xuất sử dụng trầm để tạo mùi, nay do trầm khan hiếm và để hạ giá thành, người ta thay bằng hương trầm nhân tạo nên rất độc cho sức khỏe con người.
Tăm sử dụng cật tre, sau khi chẻ nhỏ, sẽ ngâm trong hóa chất này một ngày, sau đó nhuộm màu (đỏ, xanh, vàng…) và phơi khô rồi mới cuốn bột mùn. Bột mùn được tạo thành từ mùn gỗ xay nhỏ, tẩm hương thơm hóa chất, thường là mùi trầm. Trước đây, người sản xuất sử dụng trầm để tạo mùi, nay do trầm khan hiếm và để hạ giá thành, người ta thay bằng hương trầm nhân tạo nên rất độc cho sức khỏe con người.
PGS.TS Trần Hữu Hoan, Viện Hóa học Công nghiệp cho biết, về nguyên lý khoa học, mùi thơm được tạo thành bởi những vòng benzen, vòng thơm này khi phát tán có khả năng bẻ gẫy cấu trúc tế bào (nguyên nhân gây ung thư). Khi đốt cháy, chất độc còn tác động lên bề mặt của đường hô hấp, dẫn đến viêm hô hấp mạn tính.
Các nhà khoa học khuyến cáo, giống như khói thuốc lá và khói củi, khói hương có chứa các hoạt chất độc hại, chất đốt và các hợp chất hữu cơ như benzene, toluene, xylenes, aldehydes và polycyclic aromatic hydrocarbons có nguy cơ làm hại đến sức khỏe.
Mở cửa thông thoáng khi thắp hương
BS Lê Thu Hương, Trung tâm y tế quận Tây Hồ khuyến cáo, người già, trẻ nhỏ và đặc biệt là những người có tiểu sử bệnh hô hấp, hen suyễn cần tránh những nơi có khói hương.
Nơi thờ cúng nên để ở chỗ thoáng, khi thắp hương nên mở hết các cửa để khói hương có điều kiện phát tán nhanh, không tích tụ trong nhà. Tốt nhất nên thắp từ 1- 3 nén hương chứ không nên thắp quá nhiều.
Bên cạnh đó, không cắm chân hương vào đồ ăn để cúng (thói quen của rất nhiều người) vì chân hương được tẩm hóa chất sẽ dẫn truyền vào thức ăn, dễ gây ngộ độc.
Theo Bee.net.vn
Bình luận (0)