Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Khởi nghề hay khởi nghiệp?

Tạp Chí Giáo Dục

Vn vi câu hi quen thuc “làm thuê hay làm ch, khi ngh hay khi nghip”, vn đ đưc đt ra là trình t như thế nào đ các bn tr có th đi đưng dài trên hành trình thc hin gic mng khi nghip p ca mình…


Các din gi chia s kinh nghim khi nghip cho các bn sinh viên

Tuy không mới nhưng chủ đề nói trên một lần nữa “làm nóng” không khí giảng đường, khơi dậy sôi nổi tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên. Hội thảo “Khởi nghề hay khởi nghiệp?” được Trường ĐH Mở TP.HCM tổ chức tuần qua thu hút rất đông bạn trẻ.

Làm thuê trưc khi làm ch

Trao đổi với sinh viên, bà Nguyễn Thị Diệu Hằng (Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM, Giám đốc điều hành BSSC) chia sẻ, người làm chủ ngoài đòi hỏi vững về chuyên môn còn phải am hiểu về tài chính, có khả năng tập hợp nhân sự giỏi, khả năng lãnh đạo, hiểu về chiến lược cũng như bao quát được rất nhiều thứ. Và quan trọng nhất là dám chấp nhận… thất bại. Làm thuê đơn giản hơn và có sự an toàn hơn. “Theo kinh nghiệm của tôi, trước khi làm chủ, nên làm thuê, vì làm chủ khó hơn làm thuê rất nhiều. Nếu bạn có tư duy làm chủ, khi làm thuê sẽ dễ thành công. Ngược lại, những bạn có tư duy làm thuê nhưng khát vọng làm chủ có thể sẽ gặp thất bại”, bà Hằng nói.

Ông Nguyễn Hữu Ân (Giám đốc điều hành Công ty TESO, quán quân STARUP WHEEL 2018) cũng cho rằng ai cũng bắt đầu bằng một cái nghề và kết thúc bằng một sự nghiệp. Nếu bạn trẻ sử dụng đúng năng lực chuyên môn của mình tạo ra những giá trị tác động tích cực đến xã hội thì sự nghiệp mới thành công. Còn ngược lại, thành quả đó sẽ hết sức mờ nhạt. Theo ông Ân, khởi nghiệp khi còn đang là sinh viên, có thể bạn trẻ sẽ phải trả giá bằng những “bài học xương máu”. Ông dẫn chứng câu chuyện của chính mình, vào năm 2011, khi 22 tuổi, đang là sinh viên năm cuối, ông từng rất kém tiếng Anh nhưng lại táo bạo thử sức khởi nghiệp ở chính lĩnh vực là thế yếu đó. Ban đầu, cậu sinh viên Ân mở vài lớp nhỏ, thuê giáo viên dạy tiếng Anh và nhận được hiệu ứng tốt. Từ nền tảng đó, anh gom vốn liếng thử sức mở trung tâm dạy tiếng Anh đầu tiên với quy mô lớn hơn. Chỉ sau một thời gian, trung tâm của anh không còn đủ sức bám trụ. Nói về lý do của “thất bại đầu đời” này, ông Ân nhìn nhận: “Hồi đó, tôi còn non kinh nghiệm, thiếu kiến thức về vận hành, quá ít kinh phí và tệ hơn nữa là bản thân lại nghĩ mình giỏi, nghĩ mình có thể khởi nghiệp từ một ít thành công ban đầu. Phải mất 6 năm sau tôi mới mở được doanh nghiệp thứ hai, đang vận hành hiện nay”.

Ông Ân chỉ ra kinh nghiệm, kiến thức rất quan trọng trong khởi nghiệp. Bởi khởi nghiệp không chỉ đơn thuần ở vấn đề mạnh về tài chính. “Giả dụ bây giờ nắm 1 tỷ đồng trong tay, nếu không có kiến thức, kinh nghiệm, 1 tỷ đồng đó sẽ bị “đốt” nhanh chóng. Tiền đương nhiên rất quan trọng, giúp vận hành dự án khởi nghiệp nhưng điều không kém quan trọng khác chính là nền tảng kiến thức, kinh nghiệm giúp người làm dự án sử dụng khôn ngoan dòng tiền đó. Với lĩnh vực nào, dòng vốn, dòng tiền cũng được ví như “con tim” của dự án khởi nghiệp; nếu không có sẽ khó thực hiện. Còn kiến thức cũng sẽ giúp người khởi nghiệp đưa ra những quyết định then chốt trong việc sử dụng dòng tiền, đem lại thành công cho dự án”, ông Ân nhấn mạnh. Bên cạnh đó, ông Ân cũng đặt vấn đề, người ta hay ví “thương trường là chiến trường”. Ở đó, không ai quan tâm bạn tới từ đâu, bao nhiêu tuổi, là sinh viên hay doanh nhân kỳ cựu… mà chỉ quan trọng sản phẩm của bạn có tốt, có đủ sức cạnh tranh không. Trong khi đó, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, còn non kinh nghiệm, làm sao “đấu” lại với những đối thủ nặng cân đó?

“Ý tưng không hn then cht quyết đnh thành công ca khi nghip. Trong thc tế có th thy, mt tp th bình thưng vi mt ý tưng xut sc chưa chc to ra sn phm thành công trên th trưng. Nhưng mt tp th có đi ngũ xut sc vi mt ý tưng bình thưng vn có th to ra sn phm có tiếng vang”, ông Nguyn Hu Ân (Giám đc điu hành Công ty TESO, quán quân STARUP WHEEL 2018) nhn đnh.

Giải tỏa mối băn khoăn này, ông Ân cho rằng nếu cảm thấy tự tin vào năng lực và sự chuẩn bị của mình, bạn trẻ cứ mạnh dạn khởi nghiệp. Còn nếu chưa đủ kinh nghiệm, kiến thức hãy bắt đầu bằng một cái nghề trước. “Chẳng lý do gì không chọn cách khôn ngoan là đi làm thuê cho một công ty, doanh nghiệp nào đó. Vì như vậy, nghĩa là bạn đang được học, được tích lũy kiến thức về vận hành, kinh nghiệm về quản trị mỗi ngày trong môi trường thực tế nhưng lại còn được người khác trả…. học phí”, ông Ân nói.

Khi nghip ch không… to nghip

Nhiều sinh viên bày tỏ quan tâm làm thế nào để khởi nghiệp được trong môi trường hiện nay và phát huy lợi thế bản thân, bà Nguyễn Thị Diệu Hằng cho hay, nguồn vốn đầu tiên mà bạn trẻ có thể tận dụng để khởi nghiệp chính là các mối quan hệ; nhất là các mối quan hệ thân cận như gia đình, bạn bè. Nguồn vốn thứ hai liên quan đến kiến thức, kinh nghiệm. Kinh nghiệm phải qua làm thử mới tích lũy được. Trước khi khởi nghiệp trong lĩnh vực nào đó, các bạn trẻ có thể làm thuê cho doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực mình chọn. Chính quá trình này sẽ đem đến cho các bạn kinh nghiệm nhất định làm nền tảng cho dự án khởi nghiệp của mình.

Bên cạnh đó, bà Hằng lưu ý thêm, khởi nghiệp ở lĩnh vực cũ, bạn trẻ có thể không cạnh tranh nổi với những người đi trước ở các khía cạnh vốn, kinh nghiệm, mối quan hệ… Nhưng nếu khởi nghiệp ở lĩnh vực mới, các bạn trẻ có những lợi thế nổi trội như sức trẻ, sức khỏe, độ nhanh nhạy, độ bền…, vì vậy nên tận dụng lợi thế bản thân để tăng sức cạnh tranh. “Một hướng khác, các bạn trẻ cũng có thể đi làm thuê ở cương vị giám đốc điều hành chứ không hẳn là nhân viên làm thuê thông thường. Và trong trường hợp các bạn trẻ chưa chuẩn bị đủ “lực” để khởi nghiệp (về tài chính, mối quan hệ, kinh nghiệm, kiến thức…) thì để tránh khởi nghiệp thất bại phải trả giá đắt bằng tiền bạc, tổn thất tinh thần, các bạn cần chọn cách khởi nghiệp vừa sức. Chẳng ai có hành trình dài mà chưa trải qua hành trình ngắn, hãy làm điều vừa sức để đảm bảo độ an toàn”, bà Hằng nhắn nhủ.

Trả lời câu hỏi của sinh viên về mức độ quan trọng của ý tưởng trong khởi nghiệp, ông Nguyễn Hữu Ân nhận định, ý tưởng không hẳn then chốt quyết định thành công của khởi nghiệp. Trong thực tế có thể thấy, một tập thể bình thường với một ý tưởng xuất sắc chưa chắc tạo ra sản phẩm thành công trên thị trường. Nhưng một tập thể có đội ngũ xuất sắc với một ý tưởng bình thường vẫn có thể tạo ra sản phẩm có tiếng vang. “Cũng là bán cà phê, dạy tiếng Anh online… nhưng không phải đội ngũ nào cũng tạo ra được sản phẩm có tiếng, bền vững trên thị trường. Yếu tố then chốt quyết định thành công của dự án khởi nghiệp vẫn chính là con người”, ông Ân đánh giá.

Ông Ân cũng khuyên sinh viên nên bắt đầu khởi nghiệp với cái tâm sáng, tạo ra sản phẩm có tác động tích cực tới xã hội; tránh những kiểu khởi nghiệp thiếu minh bạch, không rõ ràng. Vì dù có chuyên môn vững nhưng cách làm bộc lộ bất ổn, thiếu… đạo đức nghề nghiệp hoặc thậm chí vi phạm pháp luật thì chính bạn trẻ đang… tạo nghiệp chứ không phải khởi nghiệp.

Bài, ảnh: Mê Tâm

Bình luận (0)