Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Khởi nghiệp trong kỷ nguyên số: Muốn thành công phải có thế mạnh cạnh tranh

Tạp Chí Giáo Dục

“Mun khi nghip trong bt k lĩnh vc nào, trưc hết ngưi khi nghip phi có s am hiu v lĩnh vc đó, t đó xây dng và hình thành nhng ý tưng kinh doanh mt cách đc đáo, có s khác bit. Đng khi nghip chy theo xu hưng, theo mong mun ca ngưi khác…”.

Hc sinh Trưng THPT Long Trưng đt câu hi cho ban tư vn

Đó là những chia sẻ được các chuyên gia tư vấn đưa ra trong chương trình kỹ năng học đường lần 3 với chủ đề “Tinh thần khởi nghiệp trong kỷ nguyên số” vừa tổ chức tại Trường THPT Long Trường (Q.9). Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp với Trường ĐH FPT thực hiện, với mong muốn trang bị cho học sinh phổ thông các kỹ năng cần thiết trong vấn đề khởi nghiệp.

Khi nghip thế nào trong lĩnh vc marketing?

Trước băn khoăn này của các em học sinh trong trường, TS. Bùi Quang Tiến (chuyên gia tư vấn khởi nghiệp, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM) cho hay, marketing là ngành rất rộng lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Theo học ngành marketing, người học được cung cấp các kiến thức đa ngành, đa nghề. Do đó, khi bước ra ngoài xã hội, người học có thể tiếp cận với nhiều cơ hội nghề nghiệp khác nhau. Cụ thể, các em có thể trở thành một người làm marketing cho các công ty, doanh nghiệp nhưng cũng có thể hành nghề tự do. Ở vị trí hành nghề tự do, các em rất dễ dàng để khởi nghiệp. Điều quan trọng là hãy cố gắng tích lũy kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và các mối quan hệ, từ đó hình thành nên các ý tưởng, mô hình kinh doanh gắn kết mật thiết với đòi hỏi của xã hội.

ThS. Nguyễn Phương Thảo (đại diện Trường ĐH FPT) bổ sung thêm, với lĩnh vực marketing, hiện tồn tại song song hai hình thức, đó là marketing truyền thống và marketing gắn với công nghệ số. Trong đó, với hình thức truyền thống là giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng, còn hình thức gắn với công nghệ số là nhờ công cụ kỹ thuật để giới thiệu sản phẩm đến tay khách hàng. “Khi khởi nghiệp trong lĩnh vực này thì phải phát huy và kết hợp linh hoạt cả hai hình thức truyền thống và hiện đại, như vậy mới có thể đưa ra được ý tưởng khởi nghiệp một cách thiết thực nhất. Nếu nghiêng về bất cứ một hình thức nào thì cũng là điều không nên”, ThS. Thảo nhấn mạnh.

Tìm ra đưc s khác bit và dám có s khác bit

Trong câu chuyện khởi nghiệp, câu hỏi: “Làm thế nào để khởi nghiệp thành công?” là trăn trở của rất nhiều học sinh. Giải đáp trăn trở này, từ góc nhìn của mình, TS. Bùi Quang Tiến cho rằng, muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực nào, người học cần phải có đủ những hiểu biết cơ bản nhất về lĩnh vực đó. Những hiểu biết này sẽ là nền tảng để hạn chế tối đa nhất các rủi ro có thể gặp phải trong vấn đề khởi nghiệp. “Khi đã có những hiểu biết chung trong lĩnh vực, các em phải tìm ra được sự khác biệt và dám có sự khác biệt. Chỉ khi có sự khác biệt thì ý tưởng của các em mới có ưu thế cạnh tranh để tồn tại”, TS. Tiến nói.

Theo các chuyên gia, ngưi hc nên trang b cho bn thân k năng và tư duy khi nghip ngay t ghế nhà trưng. Đó là tư duy logic; tư duy nhn din và gii quyết vn đ; tư duy xây dng, nhìn nhn vn đ mt cách bao quát nht.

Trong khi đó, ThS. Nguyễn Phương Thảo nhìn nhận, để những ý tưởng khởi nghiệp có thể “sống” được thì điều đầu tiên, ý tưởng đó phải thật sự cần thiết, đáp ứng được một mặt nào đó trong nhu cầu của cuộc sống. Rất nhiều ý tưởng khởi nghiệp rất xuất sắc và có tính khả thi nhưng khi xây dựng thành mô hình thì mới “chững” và “nghẽn” lại, do người khởi nghiệp không lường được hết những rủi ro có thể gặp phải để lên kế hoạch ứng phó, không có sự hiểu biết về tâm lý khách hàng, không xây dựng được lợi thế cạnh tranh… “Có rất nhiều lý do để một dự án khởi nghiệp thất bại. Một trong những lý do thường gặp nhất là người khởi nghiệp không xây dựng được một chiến lược dài hơi trong dự án đó, từ việc đối phó với rủi ro cho đến phát triển thương hiệu. Đơn giản như trong việc khởi nghiệp về lĩnh vực ngôn ngữ, để có thể thành lập và duy trì hoạt động của một trung tâm ngôn ngữ, người thành lập phải tìm ra sự khác biệt nhưng phải đáp ứng được nhu cầu, mong đợi của người học. Nếu rập khuôn theo mô hình của một trung tâm nào đó thì chỉ là sự a dua, trước sau gì cũng không duy trì lâu được”, ThS. Thảo chỉ rõ.

Theo các chuyên gia, người học nên trang bị cho bản thân kỹ năng và tư duy khởi nghiệp từ ghế nhà trường. Đó là tư duy logic; tư duy nhận diện và giải quyết vấn đề; tư duy xây dựng, nhìn nhận vấn đề một cách bao quát nhất. “Có thể khởi nghiệp, có thể không nhưng khi đã hình thành và trang bị tư duy khởi nghiệp sẽ giúp các em ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống, trong công việc sau này”, các chuyên gia khẳng định.

Bài, ảnh: Đ.Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)