Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Khởi nghiệp từ… bã mía

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhm phát đi thông đip sng xanh, bo v môi trưng, mt nhóm 8 hc sinh lp 12 Trưng THPT Nguyn Hu Huân (Q.Th Đc, TP.HCM) đã cùng thc hin d án “Sn xut giy và làm đ dùng handmade t bã mía”…


Các thành viên thc hin d án nhn gii nht cuc thi “Hc sinh, sinh viên vi ý tưng khi nghip” năm 2020 do S GD-ĐT TP.HCM t chc mi đây

Qua 1 năm sản xuất, dự án đã cho ra đời trên 500 sản phẩm độc đáo, có giá trị sử dụng cao được làm thủ công từ bã mía như thiệp, sổ tay, tranh… Mỗi sản phẩm không đơn thuần là sự sáng tạo mà còn đi kèm với thông điệp sống xanh. Từ việc chỉ phục vụ bài tập môn học, đến nay dự án đã trở thành một trong những đề tài tiềm năng với tham vọng vươn xa trên các sàn thương mại điện tử. Đây cũng là dự án xuất sắc đại diện cho TP.HCM tham dự vòng chung kết “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” do Bộ GD-ĐT tổ chức vào tháng 12 tới.

Ý tưng t bài tp v nhà

Vào năm học lớp 10, khi làm bài tập về nhà môn hóa học với yêu cầu tái chế, Lương Tâm Như (thành viên nhóm thực hiện dự án) lúc đó đã đưa ra ý tưởng tái chế bã mía thành giấy. Tuy nhiên, thời điểm đó sản phẩm giấy của Tâm Như chỉ đơn giản là bột bã mía xay ra trộn cùng với bột giấy cũ và hòa với nước nên độ kết dính kém. “Năm học lớp 11, nhóm SugarPop được thành lập, kết nối 8 thành viên là những bạn ham thích nghiên cứu khoa học, nhất là luôn mong muốn truyền tải thông điệp về lối sống xanh, tận dụng rác thải bã mía để nghiên cứu chuyên sâu đưa đến chất lượng giấy tốt hơn, cho ra những thành phẩm có tính ứng dụng trong đời sống”, Tâm Như chia sẻ.

Bắt tay thực hiện dự án, nhóm SugarPop được chia thành 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm có nhiệm vụ khác nhau, bao gồm: nghiên cứu, sản xuất giấy thô, trang trí, truyền thông. Trong đó, nhóm nghiên cứu phụ trách đọc tài liệu về phương pháp kết dính, vật liệu phi gỗ trong chế tạo giấy, tìm kiếm công thức để chất lượng giấy tốt nhất nhưng tính thân thiện với môi trường cũng cao nhất. “Tài liệu chủ yếu đến từ các nguồn nước ngoài với nhiều thuật ngữ chuyên môn, gây khó khăn cho nhóm khi tiếp cận. Sau quá trình dài tìm kiếm, nhóm nhận ra rằng bã mía rất thích hợp để thay thế gỗ cây bình thường. Song cũng phải mất nhiều thời gian, thử nghiệm nhiều lần nhóm mới tìm ra rằng keo dính PVA có khả năng kết dính tốt lại không gây hại cho môi trường. Đồng thời, nhóm nhận thấy rằng ôxy già có khả năng tẩy trắng cho giấy bã mía và rất an toàn do được sử dụng trong y tế”, Nguyễn Hạnh Nguyên (học lớp 12B, thành viên nhóm nghiên cứu) thông tin.

Sau khi đã có “công thức thô” từ nhóm nghiên cứu, nhóm sản xuất giấy thô bắt đầu nhập cuộc. Cả nhóm tìm kiếm nguồn bã mía xung quanh trường, thiết kế 2 loại khuôn A3, A4 để đóng giấy. Bã mía xin về phải được xử lý ngay trong ngày bằng cách rửa, xay, phơi khô, như vậy bột bã mới không giảm chất lượng. Hỗn hợp giấy thô sẽ bao gồm bột bã mía, bột giấy cũ và keo PVA. Hỗn hợp được rây qua khuôn và phơi khô trước khi thiết kế thành phẩm. “Ở khâu sản xuất giấy thô, khó nhất là tạo ra độ mịn của bột bã mía cũng như độ lỏng thích hợp của hỗn hợp. Do sử dụng máy xay sinh tố để xay bã mía nên nhóm phải xay đi xay lại nhiều lần bột bã mía mới có độ mịn. Hỗn hợp bột giấy cũng phải được tính toán pha trộn với một tỷ lệ nhất định để giấy có chất lượng tốt nhất, nếu nước quá nhiều thì hỗn hợp bị loãng khó thành giấy, còn nước ít thì hỗn hợp lại vón cục”, Nguyễn Anh Nhật Linh (học lớp 12A6, thành viên nhóm sản xuất giấy thô) cho hay.

Trong khi đó, nhóm trang trí sẽ có nhiệm vụ thiết kế các ý tưởng sản phẩm từ giấy bã mía thô. Với yêu cầu đa dạng mẫu mã, nhóm trang trí đã xây dựng các chủ đề, từ đó phát triển nhiều sản phẩm như thiệp, sổ tay, tranh, bookmark, quai xách ly… Cuối cùng, nhiệm vụ của nhóm truyền thông là quảng bá dự án, quảng bá sản phẩm đến trước tiên là học sinh trong trường để phát đi thông điệp về lối sống xanh.

Tham vng vươn xa…

“Điểm cộng lớn nhất của các sản phẩm trong dự án là ngoài thông điệp sống xanh, sống có ích thì đều có giá thành rẻ hơn so với các loại giấy handmade khác trên thị trường. Đây cũng là thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay, giúp SugarPop tự tin đẩy mạnh các sản phẩm của mình”, Hạnh Nguyên chia sẻ.

Các sản phẩm đầu tiên được SugarPop đưa đến tay người tiêu dùng thông qua một gian hàng nhỏ bày bán trong Hội chợ dân gian của trường vào tháng 1-2020 đã được đón nhận một cách nhiệt tình, đến mức “không còn hàng để bán”. Để sản phẩm vươn xa hơn, nhóm đã cho ra đời trang Facebook “SugarPop – Mang mía đến mọi nhà” và coi đây vừa là kênh truyền thông, quảng bá, vừa là trang bán sản phẩm. Ngoài ra, SugarPop còn tổ chức các buổi workshop lồng ghép các thông điệp ý nghĩa về phòng chống dịch Covid-19, hướng dẫn phương pháp làm giấy từ bã mía, lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh đến người dân. “Hạn chế lớn nhất của dự án chính là chất lượng sản phẩm không đồng đều do được làm hoàn toàn thủ công, chất lượng giấy phụ thuộc nhiều vào chất lượng bã mía. Để hạn chế khuyết điểm này, nhóm tính toán đến việc đẩy mạnh thiết kế các sản phẩm theo yêu cầu. Tới đây, nếu thuận lợi, nhóm sẽ hướng tới quảng bá sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada…”, Trần Xuân Khánh Thi (học lớp 12A6, trưởng nhóm thực hiện dự án) bày tỏ.


Sn phm làm t bã mía ca d án

Đồng hành cùng dự án, cô Nguyễn Trần Quỳnh Phương (giáo viên môn hóa học của trường) chia sẻ, tôi chỉ đứng ở vai trò hỗ trợ kiến thức cho nhóm đối với những kiến thức đòi hỏi tính chuyên sâu, còn ở mọi khâu đều do các em tự sáng tạo, thiết kế, điều hành. “Khi hướng dẫn các em làm dự án, cô trò không đề cao đến việc sẽ kinh doanh, buôn bán mà điều quan trọng là từ dự án sẽ lan tỏa sâu rộng hơn, hiệu quả hơn về ý thức sống xanh trong học sinh nhà trường”, cô Quỳnh Phương nhấn mạnh.

Với các thành viên của nhóm SugarPop, dự án ngoài việc trang bị những kỹ năng, kiến thức nằm ngoài không gian lớp học như kỹ năng làm việc nhóm, sử dụng CNTT, phản biện, khởi nghiệp, tăng cường khả năng sử dụng tiếng Anh, thì còn giúp thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần của mỗi cá nhân. “Tác động của dự án còn làm thay đổi từng thành viên trong gia đình, ba mẹ đều cân nhắc khi sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và hướng tới sử dụng các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường. Nếu như ban đầu mỗi thành viên đều gặp phải rào cản từ phía gia đình do ba mẹ muốn chúng em chuyên tâm vào việc học thì sau một quá trình chứng kiến các thành phẩm của dự án, nhận thấy chúng em đều đã sống có trách nhiệm hơn, ba mẹ rất ủng hộ”, Khánh Thi vui mừng nói.

Với tính hữu ích, năm 2019, dự án đã xuất sắc giành ngôi quán quân cuộc thi MasterMind do ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) tổ chức, và gần đây nhất là giải nhất cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2020 do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)