Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Khởi nghiệp từ… nhu cầu tự học

Tạp Chí Giáo Dục

Bng đam mê, hiu biết v công ngh và khát khao có mt kênh thông tin đ t hc, gii đáp nhng thc mc xung quanh bài hc ca chính… hc sinh, Bùi Lê Chí Bo (hc lp 12A3 Trưng THPT Trn Phú, Q.Tân Phú, TP.HCM) đã sáng lp ra d án “Lp 6/7 TK”. D án là mt h sinh thái khép kín v nn tng t hc, giúp ngưi hc thay đi cách tiếp cn kiến thc t chính cng đng.

Chí Bo đang trình bày d án t hc ca mình trong Cuc thi Vietnam Starup Wheel 2019

Với tính thực tế và khác biệt của dự án “Lớp 6/7 TK”, Chí Bảo đã xuất sắc giành được giải “Thí sinh ấn tượng nhất” tại Cuộc thi Vietnam Starup Wheel 2019 do Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp TP.HCM tổ chức mới đây.

T trang web… lp

Nói về nguồn cơn của dự án “Lớp 6/7 TK”, Chí Bảo cho hay, dự án bắt đầu được thực hiện khi em đang là học sinh lớp 6/7 Trường THCS Trần Quang Khải (Q.Tân Phú). “Những thắc mắc về kiến thức bài học của các bạn trong lớp thường được đưa lên group chat của lớp. Thế nhưng, không phải với thắc mắc nào của các bạn cũng được giải đáp. Có rất nhiều vấn đề bị trôi vào quên lãng”, Chí Bảo nhớ lại. Và đây cũng là lý do mà cậu học sinh lớp 6/7 lúc đó quyết định “viết lên một nền tảng” để giải đáp tất cả những thắc mắc của các bạn trong lớp. Sau hơn 1 tháng mày mò, bằng những hiểu biết sơ khai về công nghệ thông tin và sự hỗ trợ của internet, trang web “Lớp 6/7 TK” đã ra đời. Tuy nhiên, Chí Bảo cho hay, lúc đó trang web “Lớp 6/7 TK” chỉ đơn giản như một trang web lớp và hoạt động cũng trong phạm vi… lớp.

Năm 2014, Chí Bảo học lớp 7, em nhận thấy nhu cầu hỏi đáp, tìm kiếm thông tin tự học của bạn bè tăng lên. Nghĩ rằng cần phải nâng cấp và nhân rộng mô hình, Chí Bảo đã dày công đầu tư thêm về nền tảng “Hỏi – đáp trên trang web “Lớp 6/7 TK”. Đồng thời, các câu trả lời trong chuyên mục cũng được đầu tư hơn, nâng chất hơn. Sau thời gian nâng cấp, số lượng người truy cập và đăng ký thành viên tăng lên chóng mặt. Tháng 10-2014, trang web “Lớp 6/7 TK” cán mốc 5 ngàn tài khoản và hơn 1 ngàn lượt truy cập mỗi ngày. “Xuyên suốt thời gian từ năm 2013, 2014, tất cả những câu hỏi được các bạn đặt ra trên trang web đều do một mình em trả lời. Mỗi ngày em trả lời khoảng 20 câu hỏi xoay quanh các kiến thức lớp 6, lớp 7. Song song với việc trả lời, em còn phải đầu tư nâng cấp trang web. Có những hôm em thức đến tận khuya để trả lời các câu hỏi và viết code”, Chí Bảo kể.

Tuy nhiên, cũng chính vì số lượng người truy cập quá đông nên năm 2015, trang web của Chí Bảo bị khóa tài khoản. Để duy trì, em buộc phải bỏ tiền để mua tên miền, máy chủ. “Từ khi lập trang web đến lúc đó, em chỉ nghĩ mở ra một trang web để hỗ trợ các bạn học sinh như mình trong việc tự học, giải đáp và chia sẻ thông tin. Vì thế, người dùng hoàn toàn miễn phí. Do đó, khi bị đòi hỏi phải mua tên miền, máy chủ, với một học sinh lớp 8 lúc đó gần như là chuyện lớn”, Chí Bảo nhớ lại. Bí quá, em đánh liều “thú thật” với mẹ về trang web hỗ trợ tự học của mình cũng như mong muốn được mẹ hỗ trợ tiền để mở lại trang web cho “các bạn có môi trường tự học”.

“Khá bất ngờ là mẹ không những không phản đối về dự án mà còn gật đầu đồng ý hỗ trợ em. Ngay khi mua lại được tên miền, máy chủ, em nghĩ đã đến lúc mình phải thương mại hóa để vừa duy trì hoạt động, vừa nâng chất lượng phục vụ việc tự học. Vậy nên em đăng ký cho chạy quảng cáo, tuy nhiên người dùng vẫn hoàn toàn miễn phí. Doanh thu trong tháng đầu tiên khi đó được… 20 ngàn đồng”, Chí Bảo cho biết.

Đến doanh thu ngàn đô la mi tháng

Điểm khác biệt của trang web “Lớp 6/7 TK” với những ứng dụng học tập khác, theo Chí Bảo, đó chính là tính cởi mở. Tức là không bê nguyên xi những kiến thức từ sách vở vào mà những kiến thức đó được chia sẻ dưới dạng cảm nhận, hiểu biết, góc nhìn từ chính học sinh. Vì vậy, người học tiếp cận được dễ dàng và linh hoạt hơn.

Hiện tại, trang web “Lớp 6/7 TK” gồm 3 nền tảng chính: Lecttr (Chia sẻ kiến thức), Hỏi đáp và Letalk (Nhắn tin kết nối), tạo thành một hệ tuần hoàn khép kín, ở đó người học có thể tìm kiếm và chia sẻ kiến thức; bày tỏ những thắc mắc của mình và kết nối với những người học có chung sở thích, đam mê trong học tập. “Trang web “Lớp 6/7 TK” là nền tảng tự học dựa trên chính cộng đồng là học sinh và rộng hơn là các thầy cô giáo hỗ trợ học sinh trong tìm kiếm kiến thức. Trong từng nền tảng của ứng dụng, trang web mong muốn đẩy mạnh tính tự học của chính người học, làm sao đơn giản nhất, dễ dàng nhất nhưng hiệu quả nhất”, Chí Bảo chia sẻ.

Đối tượng mà ứng dụng tự học này hướng tới là học sinh từ lớp 6 đến lớp 12. Tính đến thời điểm hiện tại, ứng dụng này đã vượt mốc trên 50 ngàn tài khoản tham gia và 15 ngàn lượt người truy cập mỗi ngày. Doanh thu từ quảng cáo của ứng dụng hàng tháng đã đạt mức dao động 1.000 USD. Chia sẻ về hướng đi sắp tới, Chí Bảo cho hay, mục tiêu của trang web “Lớp 6/7 TK” vẫn là hướng tới tạo ra một nền tảng hoàn chỉnh để hỗ trợ người học một cách tối đa trong việc tự học. “Để hoàn thiện nền tảng “Chia sẻ kiến thức”, hiện đội ngũ cộng sự của em có tới 40 người, bao gồm các bạn học sinh giỏi bậc THPT và cả các anh chị là sinh viên, hỗ trợ chia sẻ những kiến thức nền tảng trong từng bộ môn ở các khối lớp dựa trên nền tảng kiến thức từ sách giáo khoa”, Chí Bảo cho biết.

Cũng theo Chí Bảo, hiện tại ứng dụng vẫn đang phục vụ miễn phí cho người học, nhưng thời gian tới, để tiếp cận kiến thức chuyên sâu hơn, liên kết được với chuyên gia và tối ưu các tính năng, em sẽ tính đến chuyện thu phí. Đồng thời, Chí Bảo cũng đang cân nhắc hợp tác với những trung tâm dạy học để phát triển nội dung, phát triển ứng dụng trên Mobile. “Trên hết, trang web “Lớp 6/7 TK” vẫn sẽ là nền tảng tự học trực tuyến từ chính cộng đồng, phục vụ cộng đồng. Các kiến thức trong sách giáo khoa không còn khô khan mà được hiển hiện dưới những đúc kết từ người học, có tính liên hệ thực tế qua ứng dụng và các trò chơi. Tuy nhiên, để việc tự học đạt hiệu quả cao, bên cạnh môi trường học, người học cần kiên trì, quyết tâm để tận dụng tối đa ứng dụng cho nhu cầu tìm kiếm kiến thức của bản thân”, Chí Bảo nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Yến Hoa

 

Bình luận (0)