Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Khởi nghiệp từ nông nghiệp công nghệ cao

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đang là mt k sư CNTT, chàng trai Đà Nng Nguyn Tn Phương li đam mê nông nghip công ngh cao và quyết đnh khi nghip t ngành này bt đu bng nông tri rau sch và các loi cây trng ăn trái ng dng công ngh cao. Bưc đu khi nghip đã mang li nhiu trin vng.

1.Quê ở TP.Đà Nẵng, năm 2007, tốt nghiệp Trường ĐH KHTN – ĐHQG TP.HCM, Nguyễn Tấn Phương đã tìm được việc làm ngay sau đó. Công việc của một kỹ sư CNTT với thu nhập khá ổn định tưởng chừng sẽ là lựa chọn tốt nhất. Nhưng tuổi trẻ với đam mê, khát vọng và tình yêu dành cho quê xứ nơi mình sinh ra và lớn lên, anh Phương đã quyết định về quê và bắt đầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên chính những kiến thức mình học được. “Thời gian làm việc tại TP.HCM, tôi thường xuyên đi thực tế tại các nông trại để thiết kế phần mềm cho họ. Cảm thấy hứng thú với việc trồng rau sạch và mô hình nông nghiệp công nghệ cao nên tôi quyết định về Đà Nẵng, tìm kiếm và lựa chọn một mảnh đất ở vùng núi thuộc xã Hòa Phú (huyện Hòa Vang) để xây dựng trang trại và thực hiện khát vọng của mình”, anh Phương nói.

Anh Phương bảo, chọn mảnh đất ở Hòa Phú là vì nơi đó có điều kiện tốt về đất đai cũng như những hỗ trợ khác của các cấp chính quyền, hơn nữa Đà Nẵng là quê hương của mình, dân số cũng đang phát triển, tình hình kinh tế xã hội đang rất tốt và đặc biệt thói quen tiêu dùng “khó” so với cả nước. Anh thích chinh phục những cái khó nên muốn thử sức. Nhưng câu chuyện về quê trồng rau không dễ và khỏe như người ta thường thấy đâu đó qua các bức ảnh mô tả thành quả. Anh Phương phải mất nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu.


Vi 35 loi rau ăn lá khác nhau, mô hình trng rau ca anh Phương giúp ngưi tiêu dùng thoi mái la chn

2.Sau 2 năm, Afarm chính thức hoạt động, đưa sản phẩm đến khách hàng. Theo anh Phương, điểm khác biệt của Afarm so với các nông trại khác là được xây dựng bằng mô hình trồng trọt bằng điện thoại thông minh có kết nối mạng (Farm on Smartphone). Là kỹ sư CNTT nên anh Phương tự tay thiết kế phần mềm này ứng dụng vào nông trại Afarm. “Thông qua ứng dụng phần mềm này mình có thể tiết kiệm được nhân lực con người. Một người với chiếc điện thoại thông minh có thể quản lý được vài ngàn mét vuông. Các lệnh gieo trồng, tưới tiêu, thu hoạch đều có thể theo dõi thông qua app cài sẵn trên điện thoại. Đặc biệt, việc theo dõi các chỉ số dinh dưỡng cung cấp đảm bảo rau sạch và an toàn cũng dễ dàng kiểm tra được trên app. Mọi công việc nhờ đó được vận hành một cách suôn sẻ và hiệu quả.

Một điểm đặc biệt khác là khách hàng mua rau của Afarm được trải nghiệm từ quá trình gieo trồng, chăm sóc cho đến khâu thu hoạch. Mỗi khách hàng có nhu cầu đặt Afarm trồng rau sẽ chủ động tải app Afarm về và đăng ký tài khoản người dùng. Sau khi lựa chọn loại rau theo sở thích của mình, khách hàng có thể theo dõi toàn bộ quy trình chăm sóc, phát triển của loại rau đó, đồng thời theo dõi được cả các thông số kỹ thuật của rau qua các giai đoạn sinh trưởng được cập nhật thường xuyên trên app. Sau thời gian thực của cây rau qua quá trình gieo trồng đến kỳ thu hoạch, khách hàng sẽ được nhận sản phẩm và được giao tận nhà lần lượt 5 ngày 1 lần liên tục tùy theo gói rau mà khách hàng đặt mua là 3, 6 hay 12 tháng. Mỗi lần giao khoảng từ 3kg rau bao gồm 3 đến 6 loại rau khác nhau.

Hin ti anh Phương vn theo đui CNTT đ phc v li cho nông nghip. “Nông nghip công ngh cao cũng rt cn cp nht công ngh, h thng liên tc đ ci tiến nhm mang li hiu qu”, anh Phương cho biết. Trong tương lai, ông ch 8x này đang hưng đến vic phát trin mô hình trang tri ca mình đến các TP ln như TP.HCM, Hà Ni… nơi ngưi dân có nhu cu rt ln v s dng thc phm sch.

“Mục đích của việc trải nghiệm này giúp khách hàng hiểu về quy trình trồng rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc sản phẩm để yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm rau, dưa của mình. Chúng tôi cũng đặt ra tiêu chuẩn chặt chẽ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 4 không: không biến đổi gen, không thuốc trừ sâu, không chất kích thích tăng trưởng và không thuốc hóa học”, anh Phương nói.

3.Với trang trại rộng gần 3ha, trồng hơn 30 loại rau ăn lá ngắn ngày, các loại dưa lưới, đến nay, mỗi tháng Afarm cung cấp ra thị trường khoảng hơn 6 tấn rau các loại đến tận các hộ gia đình và các siêu thị, cửa hàng mini bán nông sản sạch trên địa bàn TP. Afarm có khoảng 12 công nhân, kỹ thuật làm việc. Anh Phương cho biết, làm nông nghiệp thông thường phải mất đến 6, 7 năm mới bắt đầu đến điểm hòa vốn và sau đó mới có lãi. Hiện tại với 4 năm triển khai, Afarm vẫn đang trên hành trình hướng đến những cột mốc đó. Nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi người theo đuổi phải đam mê và kiên trì. “Nếu có đam mê cộng thêm đã tính toán phương án từ lúc bắt đầu thì mọi chuyện vẫn trong tầm kiểm soát. Sau khi phát triển ổn định thì nông nghiệp thường sẽ bền vững lâu dài hơn các mảng khác”, anh Phương nhìn nhận.

Khởi nghiệp từ nông nghiệp công nghệ cao, chàng trai đất Đà Thành – Nguyễn Tấn Phương hi vọng góp phần giải quyết việc làm cho lao động và cung cấp nguồn rau sạch cho người dân TP.

Bài, ảnh: Phan Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)